Thiếu hụt nhân sự ở Châu Á trong năm 2015 chạm mức 48%

Một cuộc khảo sát từ hơn 7,700 nhà tuyển dụng ở châu Á cho thấy sự thiếu hụt tài năng trong những năm gần đây đang có chiều hướng tăng mạnh. Theo những số liệu thống kê từ những doanh nghiệp, thì tỷ lệ thiếu hụt nguồn nhân lực ở Châu Á Thái Bình Dương đang cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của toàn cầu và không có dấu hiệu giảm lại.

Số lượng các doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng đang tăng lên trong năm 2015. Sau một năm lắng xuống thì tỷ lệ này đã tăng trở lại và đạt mức 48%, cao thứ nhì trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nhật Bản là nước đang chịu ảnh hưởng nặng nhất khi tỷ lệ thiếu hụt nhân lực ở nước này lên đến 83%, cao nhất trong khu vực. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với một số nước khác như Hồng Kông (65%), Ấn Độ (58%) và Đài Loan (57%). Trung Quốc là nước ít chịu ảnh hưởng nhất với tỷ lệ thấp hơn mức trung bình toàn cầu, 24%.

Năm trên tám quốc gia có thị trường lao động lớn nhất khuc vực cũng cho thấy sự thiếu hụt tài năng đáng lo ngại trong năm 2015. Singapore (40%) cho thấy sự sa sút đáng kể khi tỷ lệ thiếu hụt ở nước này tăng đến 30% so với cùng kỳ năm trước. Đài Loan tăng 12% và Hồng Kông tăng 9%. New Zealand (51%) và ẤnĐộ (58%) tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn đang ở mức báo động.

Vậy những ngành nghề nào đang ngày càng trở nên khan hiếm nguồn nhân lực nhất?

Chuyên viên kinh doanh vẫn luôn là một trong những vị trí bị thiếu hụt nhiều nhất. Năm nay, vị trí này lại một lần nữa trở lại dẫn đầu danh sách những công việc khiến nhà tuyển dụng đau đầu nhất sau một năm ở vị trí thứ nhì. Năm 2014 cũng là năm duy nhất mà chuyên viên kinh doanh không phải là vị trí khó tuyển dụng nhất. Sau một năm ở ngôi đầu thì kỹ sư đã trở lại vị trí thứ hai. Chuyên viên kỹ thuật nhảy vọt từ vị trí thứ sáu lên thứ ba, tiếp sau đó là nhân viên xuất nhập khẩu. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin ngày càng trở nên khan hiếm khi liên tục lên hạng những năm gần đây. Những vị trí còn lại trong top 10 là thư ký, hành chính và trợ lý văn phòng…

Các nhà tuyển dụng ở châu Á TBD đã chia sẻ những đánh giá khác nhau về mức độ khó khăn mà họ phải đối mặt so với năm 2014. Nếu như 13% doanh nghiệp cho rằng vấn đề tuyển dụng hiện nay đối với họ dễ dàng hơn một năm trước đó, thì 12% doanh nghiệp lại cho thấy tồn tại nhiều thách thức hơn, còn 55% còn lại cảm thấy mức độ này không có gì thay đổi. Các nhà tuyển dụng đa phần đều đồng ý rằng sự cạnh tranh về nhân sự diễn ra gay gắt hơn ở Nhật (30%), Hong Kong (20%), và Đài Loan (20%). Riêng tại Singapore và Ấn Độ, chỉ số này có vẻ khả quan hơn lần lượt ở mức 32% và 27%.

Tại sao nhà tuyển dụng lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên?

Sự thiếu hụt nhân tài ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục là một vấn đề nan giải khi trình độ kỹ thuật của người lao động chưa thể đáp ứng kỳ vọng -  35% các doanh nghiệp xác định rằng đây chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Sự chênh lệch về kỹ năng là điều dễ nhận thấy nhất khi doanh nghiệp muốn tìm kiếm những ứng viên có chứng chỉ tay nghề phù hợp với yêu cầu của một ngành công nghiệp cụ thể,  có đến 13% nhà tuyển dụng xem đây là mấu chốt của vấn đề, tăng từ 9% của năm 2014. Một con số tương tự (12%) cũng chỉ ra hiện trạng thiếu hụt ứng viên có chất lượng chuyên môn hiện nay.

Tình trạng khan hiếm nhân tài cũng đang là mối bận tâm lớn đối với các nhà tuyển dụng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Một phần ba (33%) trong số họ cho rằng điều này dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự, tăng từ 31% của năm 2014. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp xác định điều kiện hạn chế tại nơi làm việc mới chính là tác nhân cho sự thiếu hụt nhân sự giảm từ 32% xuống còn 28%. Các yếu tố mà họ đề cập đến bao gồm sự thiếu tính chuyên nghiệp (9%), thiếu lòng nhiệt tình (9%), thiếu khả năng thí chứng (8%) và thiếu kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp (8%).

Source: ManpowerGroup

 

Other news

  1. 4 nguyên tắc ra quyết định của Richard Branson
  2. 7 lý do khiến Richard Branson được yêu mến
  3. Không gian làm việc: Nơi gắn kết và giữ chân nhân tài
  4. Nhân viên hạnh phúc trước, khách hàng hài lòng sau
  5. Vì sao nên khuyến khích nhân viên nghỉ phép?
  6. Đào tạo nhân lực: Không phải là chi phí
  7. 5 lý do nên tiếp nhận sinh viên thực tập
  8. Lưu ý khi quản lý thực tập sinh
  9. Here’s why you should be thanking your temps this week
  10. What employers really want from millennials