Khai thác tố chất ứng viên chỉ bằng 5 câu hỏi tuyệt vời

Đối với những người làm nhân sư, kỹ năng phỏng vấn là điều tất yếu. Ai cũng phỏng vấn tốt, ai cũng có khả năng nhìn nhận con người vàkhai thác tố chất ứng viên trong tuyển dụng thông qua giao tiếp. 

Nhưng như thế nào thì cuộc phỏng vấn đủ những yêu cầu để đánh giá 1 góc nhìn ?

Bạn có muốn dù tâm trạng thế nào, vẫn có những nội dung đơn giản để cảm xúc không ảnh hưởng đến việc lựa chọn các ứng viên?

Bạn có muốn phỏng vấn đủ để khai thác hết các tố chất của ứng viên mà vẫn không quá dài dòng ?

Hãy áp dụng 5 câu hỏi phỏng vấn sau trong bài phỏng vấn có cấu trúc của mình, sau đó hỏi thêm cũng chưa quá muộn :

1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn cho chúng tôi được biết

Câu hỏi này chủ yếu xoáy vào khả năng giao tiếp, ứng xử như thế nào, cách nhìn nhận của người đó về bản thân họ, họ có quá tự kiêu, họ khiêm tốn, hay tự ti...

Câu hỏi cũng có thể mở rộng ra kinh nghiệm làm việc và tiếp xúc cộng đồng của họ. (Thật ra, nhà tuyển dụng không nên đánh vào kinh nghiệm làm việc, vì dễ mang lại cảm xúc những công việc trước của ứng viên. Tuy nhiên hiểu họ đã va chạm với cuộc sống như thế nào, cách họ từ bỏ công việc có êm đẹp không, lí do chính nào khiến họ chán nản với công việc trước cũng là cách lựa chọn ứng viên phù hợp với công việc hiện tại của mình)

2. Mục tiêu 3 năm sau của bạn 

 Đa số đến 95% các ứng viên không nói được mục tiêu, mà chỉ nói về mong muốn của mình. Nhưng đó lại là cách dễ dàng để bạn tìm những điểm chung giữa ứng viên với tổ chức của bạn. Từ đó định hướng con đường phát triển của họ sao cho vừa đạt mục tiêu cá nhân họ, lại vừa phù hợp tổ chức. Người nhân sự làm điều này sẽ rất được lòng và giữ chân nhân viên rất tốt, vì họ biết khơi gợi những mong muốn của nhân viên thành một mục tiêu và động cơ hành động rõ ràng, giúp nhân viên của họ tự tin hơn với các bước đi trong sự nghiệp. Và việc khai thác tố chất ứng viên trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Ví dụ rõ hơn, không thể tuyển một người có mục tiêu (mong muốn) có được một công việc văn phòng ổn định và thoải mái vào vị trí nhân viên bán hàng được, vì họ sẽ rất nhanh chóng nản vì sự không ổn định của người bán hàng. Nhưng nếu mục tiêu là thử thách bản thân, hoặc một quản lý kinh doanh thì nhân viên bán hàng là vị trí tốt để thử sức. Người nhân sự sẽ hướng họ theo kiểu : nhân viên bán hàng là cách tốt nhất để lên 1 quản lý kinh doanh, rất khó khăn, nhưng chính khó khăn sẽ là kinh nghiệm. Không một quản lý kinh doanh nào làm việc tốt mà không biết nhân viên bán hàng của họ phải vượt qua thách thức gì để bán được hàng cả, và đảm bảo cũng chẳng nhân viên bán hàng nào chịu nghe theo một quản lý kinh doanh nếu họ chưa trải nghiệm qua vị trí này.

3. Khai thác tố chất của ứng viên tùy từng vị trí công việc :

Hãy chuyển đổi câu hỏi tố chất bằng những hành động cụ thể, để lựa chọn cho đúng người. 

Ví dụ : tuyển nhân viên bán hàng, thay vì hỏi e nghĩ mình có khả năng giao tiếp thuyết phục khách hàng tốt không ? Tốt như thế nào ... (những câu hỏi lý thuyết), chúng ta nên chuyển sang dạng hành động. 

Nhân viên bán hàng : nên đưa 1 sản phẩm và bảo hãy thuyết phục tôi mua hàng của bạn.

Nhân viên kế toán : đưa phần mềm cho họ, đưa 1 nghiệp vụ và bảo họ thực hành trực tiếp.

Làm như vậy, chúng ta đã loại bỏ đến 50% các ứng viên nói giỏi hơn làm. 

4. Hỏi về độ sẵn sàng làm việc của họ

Một số nhân sự thiếu kinh nghiệm hay mắc phải trường hợp này. Không phải cứ ứng viên nào có đủ  tố chất phù hợp với công việc là chúng ta sẽ nhận vào ngày.

Ví dụ: tuyển một giao hàng, phỏng vấn rất tốt, nhưng khi gọi đi làm thì nhân viên đó bảo không có xe để chở hàng, họ nghĩ rằng công ty hỗ trợ xe giao hàng !!!

Hoặc phỏng vấn một marketer, lúc gọi đi làm, họ bảo : cho e 1 tuần để e xin nghỉ việc bên công ty hiện tại 

Người nhân sự lúc này sẽ rát bị động, nên hãy nhớ hỏi những câu thể hiện tính sẵn sàng làm việc của họ.

5. Cuối cùng, hãy để ứng viên của bạn nói

Câu hỏi chốt lại tốt nhất vẫn là : bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không ?

Đó là dịp bạn biết ứng viên nghĩ gì, và ứng viên có thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển này hay không

Năm câu hỏi cấu trúc này chỉ cần nhớ, và áp dụng trong mọi trường hợp, đảm bảo sẽ mang lại một buổi phỏng vấn hiệu quả cho bạn, khai thác tố chất các ứng viên một cách tốt nhất. 

Trong thời hiện đại, phỏng vấn cũng là nghệ thuật, phỏng vấn cũng chính là PR, là bán hàng. Người nhân sự đang PR cho thương hiệu công ty, thương hiệu tổ chức, nên cách thức phỏng vấn cũng bài bản và chuyên nghiệp hơn. Tinh thần hợp tác là yếu tố hàng đầu để lựa chọn một ứng viên đúng chuẩn.

Chúc các bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Source: internet

 

Other news

  1. 3 yếu tố giúp nhà tuyển dụng nhận diện nhân tài
  2. 10 công ty có văn hóa đáng học hỏi nhất thế giới
  3. Thói quen ngủ của 4 người cực kỳ thành công
  4. Gắn kết với nhân viên nhờ... câu chuyện hàng tuần
  5. Nhà tuyển dụng cũng cần học cách… trả lời email
  6. Đừng để việc đọc email trở thành nỗi ám ảnh
  7. Các nữ lãnh đạo làm gì vào buổi sáng?
  8. Thiếu hụt nhân sự ở Châu Á trong năm 2015 chạm mức 48%
  9. 4 nguyên tắc ra quyết định của Richard Branson
  10. 7 lý do khiến Richard Branson được yêu mến