Nghệ thuật quản lý

Google Đúc Kết 10 Phẩm Chất Của Vị Sếp Trong Mơ Mà Nhân Viên Nào Cũng Muốn Phụng Sự Người sếp giỏi luôn biết cách tạo ra một văn hoá mở, một môi trường ăn toàn để nhân viên có thể yêu tâm cống hiến cũng như xây dựng sự nghiệp. Công ty có thể bỏ cả núi tiền ra để tuyển dụng nhân sự, tuy nhiên, nếu sở hữu một người sếp tồi, “chẳng chóng thì chầy”, đội ngũ dù tinh nhuệ cách mấy cũng tìm cách rời đi. Trái lại, một người sếp tốt có thể gắn kết đội ngũ của mình và giữ chân nhân sự ở lại lâu hơn với công ty.
Lãnh Đạo Hiệu Quả Thường Nghe Gấp Đôi Nói: 4 Kỹ Năng Quan Trọng Một Người Làm Sếp Cần Học Hỏi Lãnh đạo là những người biết lắng nghe. Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nghe gấp đôi nói. Họ có tỷ lệ đặt câu hỏi để trao đổi rất cao. Họ đặt rất nhiều câu hỏi cho các nhân viên của mình và cho họ cơ hội thể hiện bản thân một cách cởi mở và trung thực thường xuyên. Khi bạn lắng nghe người khác, bạn "mang lại giá trị" cho họ và khiến họ cảm thấy quan trọng và đáng giá. Trung bình, các nhà quản lý dành 60% hoặc hơn thời gian của họ vào các cuộc họp và hội thoại với nhân viên và cấp trên. Bạn càng lắng nghe nhiều hơn, bạn càng ý thức được những gì đang xảy ra rõ hơn, bạn sẽ cảm nhận được vấn đề hay khó khăn mà bạn có thể giúp giải quyết và mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tự tin với sự hiện diện của bạn.
Cách Phòng Tránh 'Tư Duy Tập Thể' Để Họp Nhóm Không Đi Vào Lối Mòn Khái niệm “tư duy tập thể” miêu tả một hiện tượng tâm lý khi các thành viên của nhóm cố gắng bằng mọi cách để đạt được sự đồng thuận cao nhất. Trong nhiều trường hợp, mọi người sẽ gạt bỏ ý kiến riêng của mình và chấp nhận ý kiến chung của cả nhóm vì họ sợ rằng bất đồng quan điểm sẽ làm mất đi sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhóm, hoặc việc bày tỏ quan điểm riêng sẽ khiến các thành viên khác xa lánh họ. Vậy phải làm thế nào để hạn chế tư duy tập thể trong khi làm việc nhóm?
Vì Sao EQ Quan Trọng Hơn IQ ? Ngày nay, EQ (trí tuệ cảm xúc) đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng nhất của việc tuyển dụng và thăng tiến. Sự cần thiết của EQ đã được nhắc đến từ những năm 2011, khi các nghiên cứu chỉ ra rằng 75% nhà tuyển dụng quan tâm đến chỉ số EQ hơn IQ. Thậm chí 59% còn nói rằng họ sẽ không nhận ứng cử viên thông minh nhưng có chỉ số EQ thấp.
Thấu Hiểu Nhân Viên Bằng Cách Nào? Vấn đề gắn kết nhân viên với tổ chức, đặt biệt là xóa bỏ rào cản giữa họ với bộ phận quản trị là một vấn đề không mới, các chuyên gia nhân sự không ngừng nỗ lực giải quyết các vấn đề này, nhưng phần nhiều vẫn có sự ngăn cách. Điều này thật sự có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.Các vấn đề này cần được lưu tâm và giải quyết một cách quyết liệt hơn đến từ các cấp quản lý và đặc biệt là các chuyên viên nhân sự. Việc xây dựng nên một môi trường làm việc tốt đẹp bao gồm luôn cả sựa tham gia gắn kết từ nhân viên các bộ phận. Điều này xuất phát từ cảm xúc và suy nghĩ trong bản thân mỗi người, mỗi người tồn tại những vấn đề khác nhau chính vì vậy rất cần đến sự thấu hiểu.
Vì Sao Muốn Nhân Viên Sáng Tạo Hơn, Sếp Cần Tổ Chức Brainstorming Hàng Tuần? Với brainstorming, bạn có thể tạo ra một môi trường hợp tác và làm việc theo nhóm tốt hơn. Phần thưởng quan trọng nhất là bạn sẽ đưa ra rất nhiều ý tưởng hay và đôi khi là cả những ý tưởng thay đổi hướng đi của doanh nghiệp. Khi bạn tiến hành brainstorming thường xuyên, chẳng hạn như một lần một tuần, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy số lượng ý tưởng hay mà một người bình thường có thể tạo ra nhằm giúp bạn thực hiện công việc và khiến hoạt động công ty của bạn tốt hơn. Đó là trách nhiệm chính của các nhà quản lý trong việc tổ chức các cuộc brainstorming một cách thường xuyên. Nếu không đang làm điều đó, bạn đang bỏ qua một công cụ quản lý cực kỳ mạnh mẽ và lãng phí trí tuệ chưa được khai thác, các nguồn tài nguyên công ty quý giá nhất.
Feedback Hiệu Quả Cho Nhân Viên Khi đi làm, feedback là khâu quan trọng, giúp mọi người đánh giá lại hiệu quả công việc để biết cách cải thiện hợp lý. Tuy nhiên, những lời feedback, đặc biệt nếu mang xu hướng khiển trách, thường không dễ dàng được đón nhận. Đôi khi vì sợ sứt mẻ mối quan hệ và ảnh hưởng chất lượng công việc, quản lý thường áp dụng chiêu thức “rào trước đón sau” khi feedback. Tuy giúp đôi bên tránh mích lòng nhau, nhưng về lâu dài, cách thức này lại hại nhiều hơn lợi. Để cải thiện, dưới đây là một số gợi ý để feedback một cách hiệu quả.
6 Phong Cách Lãnh Đạo Và Thời Điểm Sử Dụng Chúng Bản chất lãnh đạo nằm ở việc giao tiếp với các thành viên và hướng họ đến những hành động giúp hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Việc áp dụng phong cách lãnh đạo “một màu” sẽ khiến bạn khó kiểm soát tốt đội nhóm với các thành phần đa dạng và bị hạn chế khi nhiều biến động ập tới.Dưới đây là 6 phong cách lãnh đạo bạn có thể tham khảo để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
4 Sai Lầm Phổ Biến Khiến Quản Lý “Gánh Thêm Việc Vào Người” Khá dễ bắt gặp các trường hợp nhân sự khi làm chuyên viên thì rất xuất sắc nhưng với vai trò quản lý thì gặp nhiều khó khăn. Người quản lý họ thường tập trung sử dụng chuyên môn của mình để giải quyết và xử lý mọi vấn đề cho nhân viên. Cách làm này vô hình chung khiến cho quản lý cấp bị quá tải trong công việc còn nhân viên thì mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển. Dưới đây là 4 thói quen mà quản lý có thể tự “bắt bệnh” và cần tránh để lãnh đạo tốt hơn.
Góc Nhìn Của Sếp Millennials: “Hãy Vừa Là Sếp Vừa Là Bạn Với Cấp Dưới” Mỗi thời mỗi khác, trái với hình tượng nghiêm nghị và xa cách của thế hệ trước, những millennials giữ vị trí quản lý đang tìm ra những cách riêng để kết nối tốt hơn với nhân viên và đẩy mạnh tính hiệu quả trong công việc. Phân định ranh giới với cấp dưới hiện là bài toán nan giải với nhiều quản lý millennials. Liệu việc thân thiện có giúp hiệu quả tăng lên? Những câu hỏi như “Làm sao để thân thiết hơn với cấp dưới?” hay “Nên vạch ra ranh giới thế nào với cấp dưới?” là những chủ đề phổ biến đang được các sếp millennials chú tâm.
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  5. 5
  6. 6
  7. 7
  8. 8
  9. 9
  10. 10