Nếu Bạn Là Một Nhà Tuyển Dụng, Nhất Định Không Được Bỏ Qua Những Điều Này Để Tìm Được "Nhân Tài Như Ý"

Số lượng công việc càng ngày càng tăng lên, ở vị trí của một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã tìm đúng người cho vị trí công việc cần tìm?

Tìm kiếm việc làm là một việc rất khó. Cho dù bạn là người nộp đơn xin việc hay là nhà quản lý tuyển dụng thì đó vẫn là một quá trình phức tạp, khó khăn và tốn nhiều suy nghĩ.

Hiện tại có 7 triệu việc làm ở Mỹ, 1,6 triệu người thất nghiệp và khoảng 71% người đang có việc làm vẫn tìm kiếm công việc mới. Với tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức thấp nhất trong khoảng 70 năm qua, nó có nghĩa là có rất nhiều chức vị chưa có người làm và chưa có ứng viên đủ năng lực để đảm nhận những công việc đó.

Điều này liên quan đến vấn đề cung và cầu: Trong khi có rất nhiều công việc thì chỉ có rất ít người thực sự có thể kiếm được việc làm. Dù chuyện đó một phần là do sự không phù hợp về kỹ năng của người nộp đơn (ví dụ, thợ làm tóc không thể trở thành luật sư mà không có bằng cấp xác thực), thì ngày càng có ý kiến cho rằng nguyên nhân của nó nằm ở một thứ: Hệ thống theo dõi người nộp đơn (the Applicant Tracking System ATS).

Về mặt lý thuyết, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được việc làm. Người quản lý tuyển dụng sẽ xác định vị trí mà họ muốn tuyển dụng sau đó họ đăng thông báo tuyển dụng đó lên hệ thống hoặc bất cứ “job board” – bảng quảng cáo thông tin việc làm – có liên quan. Các ứng viên được thông qua, sau đó bạn phỏng vấn những ứng viên mà bạn cho là thích hợp cho đến khi có kết quả. Mọi người sẽ nhận được một lời cảm ơn vì đã ứng tuyển rồi đó sẽ phản hồi lại kịp thời.

Tuy nhiên, trong thời đại của internet, những quảng cáo thông tin việc làm đó cũng mang tính toàn cầu. Người quản lý tuyển dụng nhận thấy rằng đối với một công việc vốn chỉ cần đến từ 5 đến 10 ứng viên, họ sẽ nhận được hàng ngàn – hoặc hàng chục ngàn đơn ứng tuyển. Để sắp xếp khỏi nhiễu loạn thông tin, họ cần phải có một số hệ thống lọc, đó là lý do ATS đi vào hoạt động. Nó sẽ sử dụng các từ ngữ trong đơn ứng tuyển, trong đó bao gồm các yêu cầu và bất kỳ từ khóa ẩn chứa thông tin nao mà người quản lý tuyển dụng cảm thấy thích hợp, để lọc ra phần lớn các hồ sơ vượt qua vòng đầu tiên. Bất kỳ hồ sơ nào không vượt qua được ATS sẽ tự động bị loại bỏ, và chỉ giữ lại một số nhỏ để đi vào vòng phỏng vấn.

Với nhiều người, hệ thống này không có khả năng đưa được ra những phản hồi đến từng cá nhân cụ thể. Mọi thứ đều là tự động – ngay cả thông báo từ chối. Thật không may, không có cách nào để xác định được một hồ sơ cái mà dù thông tin hơi khác với những từ khóa gốc của nhà tuyển dụng nhưng lại có thể là người thích hợp cho vị trí này. Ngoài ra, khi bạn hủy bỏ một bản lý lịch, ATS của bạn sẽ thường đưa hồ sơ đó vào danh sách đen ngay cả khi họ là những người thích hợp  cho các vị trí khác.

Bất kể bạn đang sử dụng ATS hay cách tuyển dụng cũ, dưới đây là một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý trong quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp:

Tìm ứng viên có đủ khả năng nhất

Khi bạn tìm người cho một vị trí, bạn nên đảm bảo ghi ở phần yêu cầu những thông tin chính xác những gì bạn cần, và ở trong cột tùy chọn là những thứ  tốt nhất. Nếu ứng cử viên của bạn không đáp ứng được các yêu cầu thực tế, đừng thuê họ, nếu không họ sẽ chỉ làm cho công việc đi xuống.

Đừng thỏa hiệp với những thuộc tính bên ngoài

Nếu họ phù hợp với tất cả những yêu cầu kỹ năng cơ bản của bạn nhưng lại không phù hợp với những tính cách bạn cần (ví dụ, nếu đó là vị trí lễ tân và tính cách của ứng viên mà bạn cần là dễ gần, thân thiện còn người ứng cử lại ít nói và hướng nội) thì bạn nên thẳng thắn bỏ qua.

Chú ý sự nhất quán trong tính cách của họ

Họ có thể là một ứng viên hoàn hảo theo như những gì viết trên bản đăng ký nhưng khi bạn gặp thì họ lại là một người hoàn toàn khác. Điều này gần như luôn luôn là một điều không tốt, bởi nhà tuyển dụng nên mong đợi tính cách nhất quán ở nhân viên của họ - chứ không phải là một người “sáng nắng chiều mưa”.

Sự lưu ý đến văn hóa công ty

    Đây là một trong những điều khó khăn nhất, bởi vì nếu mọi thứ khác hoàn hảo nhưng nhân viên tương lai không hòa nhập được với những người khác trong nhóm thì sẽ tạo ra sự căng thẳng trong môi trường làm việc. Theo thời gian, điều này có thể trở nên độc hại và khiến một người nào đó có thể rời khỏi công ty của bạn – bạn sẽ lại phải mất thời gian cho một quá trình tuyển dụng nữa.

    Tuy nhiên, nếu bạn sắp sửa làm công tác tuyển dụng, hãy ghi nhớ rằng bạn đang đối mặt với những con người thực sự, có tính cách, có cảm xúc, ở phía đầu kia của bảng thông báo. Bạn càng tự mình thực hiện nó nhiều hơn – ngay cả việc viết thư từ chối – bạn càng có được một quy trình tuyển dụng chất lượng hơn.

     

    Nguồn: Cafebiz

     

    Các tin khác

    1. Bức Thư Từ Chối Của Nhà Tuyển Dụng Gửi Ứng Viên Khiến Ai Đọc Xong Cũng Muốn Gửi Hồ Sơ Xin Việc Thêm Một Lần Nữa!
    2. 5 Đặc Điểm Của Một Người Có Kỹ Năng Lãnh Đạo Tồi
    3. Các Yếu Tố Giúp Start-Up Thoát Khỏi Khủng Hoảng
    4. 5 Câu Hỏi Mà Các Nhà Lãnh Đạo Nên Hỏi Trước Khi Chấp Nhận Rủi Ro Lớn
    5. 8 Biểu Hiện Của Một Người "Hướng Ngoại Cô Đơn"
    6. Đây Là Cách Làm Cho Nhân Viên Hợp Đồng Trung Thành Với Doanh Nghiệp Của Bạn
    7. Làm Chuyện Không Tưởng bao Giờ Cũng Vui
    8. Năm Cách Nhân Viên Bán Hàng Có Thể Đóng Góp Cho Trải Nghiệm Khách Hàng Tuyệt Vời
    9. 8 Bài Học Kinh Doanh Từ Người Giàu Nhất Hành Tinh
    10. 7 Bài Học Kinh Doanh Trường Học Không Bao Giờ Dạy Bạn