Nguyên Nhân Câu Chuyện Của Nhân Viên Có Thể Tạo Nên Hay Phá Vỡ Văn Hóa Của Công Ty

Có một vài điều trong kinh doanh, bất cứ thứ gì có thể thú vì hơn một câu chuyện hay. Một doanh nhân bắt đầu với một giấc mơ, và kết thúc bằng việc xây dựng một triều đại. Một nhân viên bắt đầu ở vị trí thấp với sự kiên trì tăng tiến trong công việc để trở thành một giám đốc điều hành. Hoặc một nhà lãnh đạo phải đối mặt với những rào cản dường như không thể vượt qua, tính cách khó ưa và một lịch sử không tốt để tập hợp mọi người hướng tới một mục đích cao cả.

 

 

Chúng ta đều thích những câu chuyện này. Chùng tôi muốn chia sẻ những câu chuyện này và nghe những câu chuyện này bởi vì chúng cho chúng tôi hy vọng. Nó thúc đẩy và truyền cảm hứng cho chúng tôi. Nó cung cấp cho chúng tôi cái nhìn sâu sắc về cách tư duy chiến lược và lãnh đạo.

Tất nhiên, cho dù là tác giả, nhà tư vấn hay nhà nghiên cứu, chúng tôi đã may mắn được nghe kể và chia sẻ vô số câu chuyện. Chúng tôi đã viết và nói về sức mạnh của những nhà tuyển dụng kể chuyện để lôi kéo những người giỏi nhất, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp để tiếp cận người tiêu dùng và cho các nhà lãnh đạo tương tác với mọi người. Trong thực tế, chúng ta dành khá nhiều thời gian để suy nghĩ về sức mạnh của một câu chuyện. Và sau một cuộc trò chuyenj gần đây với một nhóm các nhà điều hành, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi chưa bao giờ viết về trọng tâm của các cuộc trò chuyện – sức mạnh của những câu chuyện của nhân viên.

“Tại sao chúng ta phải thu thập những câu chuyện của nhân viên” một trong những nhà tuyển dụng đã hỏi chúng tôi. “Nó giống như thu thập những bằng chứng để nói chúng tôi là nơi tuyệt vời để làm việc?”.

“Vâng, nó là một phần của nó” chúng tôi phản hồi. “Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ”.

Dừng lại một chút để suy nghĩ về câu chuyện của từng người trong tổ chức của bạn. Tại sao họ lại ở công ty của bạn, mục tiêu, ý định, lịch sử nghề nghiệp, lịch sử giáo dục, phạm vi mối quan hệ và cách trải nghiệm cuộc sống của họ đã đưa họ đến nơi mà họ có ngày hôm nay. Hãy dừng lại và suy nghĩ về diều này. Khi bạn làm thếm bạn sẽ cảm thấy nó có vẻ quá sức của bạn.

Bây giờ tạm dừng lại và hình dung chỉ một người bạn làm việc cùng. Hãy nghĩ về người đó và tự hỏi bản thân, câu chuyện nhân viên của họ đóng vai trò như thế nào trong nơi làm việc của bạn? Chúng tôi đã từng nghe câu chuyện của hàn ngàn nhà lãnh đạo và từ vô số nhân viên từ gần như mọi ngành công nghiệp và từ hầu hết các thành phố lớn trên thế giới. Văn hóa là một đỉnh cao của tất cả câu chuyện này. Và tùy thuôc vào những gì câu chuyện đó chuyện đạt, nó có thể tạo ra hoặc phá vỡ văn hóa của bạn.

Hãy suy nghĩ cách các câu chuyện của nhân viên tác động đến các lĩnh vực văn hóa này.

1. Sự cho phép

Thường được coi là một loại sáng kiến của công ty, để đạt được sự cho phép nghe và trả lời câu chuyện của mỗi nhân viên. Mọi người muốn cảm thấy họ là ai hơn là người mà tổ chức nghĩ họ nên trở thành.

2. Mục đích

Mỗi người trong tổ chức của bạn đến với công ty của bạn với mục đích của riêng họ. Điều đó không có nghĩa là mô tả công việ của họ không có nghĩa gì cả. Nó đơn giản có nghĩa là trừ khi bạn biết câu chuyện nhân viên của họ và ý nghĩa của nó đối với họ, bạn có thể không bao giờ hiểu được ý định thực sự của họ. Và, nếu không hiểu ý định của họ, bạn có thể không bao giờ thấy tiềm năng thực sự của họ.

3. Tham gia

Mọi tổ chức đều muốn nhân viên tham gia. Nhưng, điều quan trọng cần nhớ là sự tham gia là một lựa chọn mà nhân viên đưa ra, thay vì một chương trình mà tổ chức tạo ra. Khởi động mọi sáng kiến khuyến khích sự ​​tham gia mà bạn có thể tưởng tượng. Cho đến khi một nhân viên quyết định tham gia, đó chỉ là một chương trình khác. Và, hãy xem xét điều này: một nhân viên sẽ chỉ tham gia nếu họ cảm thấy tình hình hiện tại của họ dẫn câu chuyện nhân viên của họ đi đúng hướng.

4. Kinh ngiệm của nhân viên

Mặc dù kinh nghiệm của nhân viên và sự gắn kết của nhân viên thường bị xem là tương tự nhau,  nhưng hai khái niệm này là đối cực. Kinh nghiệm của nhân viên là kinh nghiệm của nhân viên chứ không phải là kinh nghiệm mà công ty hy vọng. Mỗi nhân viên có kinh nghiệm riêng của họ tại mỗi công ty họ từng làm việc. Những kinh nghiệm này tạo ra câu chuyện của họ.

5. Hạnh phúc

An toàn về thể chất, an toàn tâm lý và an toàn tài chính là tất cả các khía cạnh quan trọng của hạnh phúc. Và, mỗi câu chuyện của nhân viên của bạn đóng một vai trò to lớn trong sự thịnh vượng của tổ chức của bạn. Những câu chuyện của nhân viên kéo theo hành lý từ quá khứ của họ, lo sợ cho tương lai của họ và những khoảnh khắc cao thấp trong cuộc sống của họ. Nhưng, tin tốt là: lắng nghe và thừa nhận câu chuyện của mỗi nhân viên là một bước tiến lớn trong việc tạo ra cảm giác hạnh phúc.

Câu chuyện và kể chuyện thường được phân loại là một kỹ năng mềm trong kinh doanh. Truyện thường tập trung vào cảm xúc. Họ tập trung vào nhịp tim của mọi người. Họ thường không được hỗ trợ bởi bất kỳ bằng chứng, nghiên cứu hoặc dữ liệu. Nhưng, nếu bạn nghĩ rằng những câu chuyện về nhân viên của bạn không quan trọng, hãy nghĩ lại. Bạn, với tư cách là người lãnh đạo, người quản lý hoặc đồng đội là một phần trong câu chuyện của ai đó. Câu hỏi là; bạn sẽ đóng vai nào và nhân vật nào? Anh hùng? Hay nhân vật phản diện?

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Forbes

 

Các tin khác

  1. 5 Bí Kíp Thu Phục Đối Tác Cần Ghi Nhớ
  2. Tại sao nhà tuyển dụng cần lắng nghe yêu cầu đào tạo của nhân viên?
  3. Làm Thế Nào Thúc Đẩy Năng Suất Cho Team Của Bạn
  4. Hai Kỹ Năng Giúp Bạn Thành Công Trên Mọi Bàn Đàm Phán
  5. Tiếng Lòng Mà Nhân Viên Muốn Gữi Tới Sếp
  6. Nhân Viên Liên Tục Dứt Áo Ra Đi, Văn Hóa Công Ty Liệu Có Vấn Đề?
  7. 4 Đặc Quyền Thu Hút Tài Năng Thế Hệ Z
  8. 4 Steps To Build Your Career As A Freelance Digital Marketer
  9. Nhân Viên Sẽ Tận Tuỵ Cống Hiến Hơn Khi Sếp Biết Nói Hai Tiếng "Cảm Ơn"!
  10. Mải Mê Kiếm Tiền Và Chạy Theo Các Mối Quan Hệ, Đàn Ông Quên Mất 3 Điều Tuyệt Vời Nhất Trên Đời Mà Không Mua Được Bằng Tiền