Đừng làm việc chăm chỉ – hãy làm việc thông minh

Thứ nhất: làm việc ít hơn không có nghĩa là lười biếng, mà lười biếng chính là việc kéo dài sự tồn tại của chậm chạp và ù lì.

Thứ hai: làm tốt một việc không quan trọng sẽ không làm cho việc đó quan trọng hơn.

Thứ ba: 1 việc đòi hỏi nhiều thời gian sẽ không làm cho nhiệm vụ đó quan trọng hơn.

Cuối cùng: bạn nên tập trung vào điểm mạnh thay vì phải ra sức thay đổi điếm yếu của mình.

CÓ 2 QUY LUẬT KHÔNG THỂ SAI ĐƯỢC BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ THỜI GIAN

1.Nguyên lý 80/20

80% kết quả bắt nguồn từ 20% nguyên nhân hoặc 80% thành quả có được từ 20% công sức đầu tư

VD:
– 20% người lái xe gây ra 80% tai nạn
– 20% quần áo được mặc 80% lượng thời gian
– 20% người giàu chiếm 80% lượng tài sản.
– 20% status trên Facebook chiếm 80% số lượng like
– 20% nhân viên mang lại 80% kết quả của 1 công ty.
– 80% kết quả đạt được từ 20% lượng thời gian bạn bỏ ra.
v.v……

Bill Gates cũng đã từng chia sẻ: “Nếu bạn lấy đi 20% những người quan trọng nhất. Với 80% những người còn lại, chúng tôi sẽ trở thành 1 công ty không còn quan trọng nữa”

2. Quy luật Parkinson:

Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó.

Ví dụ: bạn và bạn gái cùng đi xem phim, chỉ còn 30 phút nữa là bắt đầu xuất chiếu, trong khi từ nhà đến rạp chiếu cũng đã mất 25 phút. Vì vậy chỉ có 5 phút để cô bạn gái sửa soạn. Cô ấy chỉ mất hơn 7 phút một chút, cả hai đến rạp trễ vài phút nhưng vừa đủ để bỏ qua phần quảng cáo đầu phim.

Dịp khác, bạn cùng nhau đi ăn tối với mấy người bạn. Thời gian đến lúc gặp mặt còn đến gần 1 giờ đồng hồ. Lần này thì cô bạn gái sẽ sửa soạn mất gần 1 giờ đồng hồ.

Cũng một cuốn đề cương ôn thi học kỳ một Lịch sử Đảng, nếu chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày thi, bạn cũng có thể học thuộc nó được. Nhưng nếu còn đến 1 tuần? 2 ngày để học ư? Không. Bạn sẽ mất vừa đúng 1 tuần để học cùng một cuốn đề cương đó.

“Người lười biếng trong ngoặc kép” thường chỉ cho phép mình làm 1 việc trong 1 khoảng thời gian giới hạn. Vì thế, họ thường tìm ra những cách dễ dàng và nhanh nhất để hoàn thành công việc được giao trong thời gian ngắn nhất mà họ tự định ra (chuẩn bị phao chẳng hạn : ))

Cả 2 quy luật này giúp bạn:

(1) Tập trung vào 20% quan trọng mang lại 80% kết quả (Quy luật 80/20) để giảm bớt thời gian làm việc.

(2) Giới hạn thời gian hoặc tốt nhất là nói không với 1 việc nào đó không quan trọng (Quy luật Parkinson) để tập trung vào 20% nhiệm vụ quan trọng.

Vì 2 quy luật này rất gần gũi và đời thường nên nếu bạn quan tâm chú ý nhiều đến nó thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một chuyên gian quản lý thời gian đấy.

THAY CHO LỜI KẾT:

Bởi vì ai cũng có cùng 24h/ngày cả. Nên đừng quá quan tâm số lượng thời gian bạn có. Chất lượng thời gian của bạn mới tạo ra sự khác biệt của bạn. Đó là cả 1 nghệ thuật của “đơn giản hóa”. Sống “lười biếng” và đơn giản không phải là hời hợt, nông cạn mà ngược lại sâu sắc đến lạ lùng… Khi đó, ta biết lựa chọn những gì là cần để ưu tiên, cái gì là quan trọng nhất với bản thân mình và những gì nên ‘go with the flow’ (buông lỏng theo đời)!

Nguồn: ybox
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. "Bí Kíp Email" dành cho những người siêu bận rộn
  2. Kỹ thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn thông thường
  3. 11 Kỹ năng giao tiếp giúp bạn chiếm được cảm tình
  4. 8 sở thích giúp bạn tăng khả năng chinh phục nhà tuyển dụng
  5. 6 cách thúc đẩy động lực làm việc
  6. Mẹo kiểm soát cảm xúc trong buổi phỏng vấn
  7. 8 câu hỏi trước khi quyết định chuyển nghề
  8. 13 kiểu sinh viên dễ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp
  9. “Em đề nghị mức lương bao nhiêu?”
  10. Làm đẹp CV khi bạn thiếu kinh nghiệm

Tìm công việc mơ ước