5 Bước Đánh Giá Xung Đột Hiệu Quả Chốn Công Sở - Bước 4: Xác Định Mục Tiêu

Khi bạn phải đối mặt với một tình huống cụ thể, có 5 điều bạn cần phải làm để đánh giá tình huống trước khi thực hiện hành động. Thứ nhất, bạn phải hiểu được đối phương. Thứ 2, xem xét cách tiếp cận xung đột. Thứ 3, xác định loại xung đột mà bạn phải đối mặt. . Thứ 4, xác định mục tiêu của bạn. Cuối cùng, bạn phải quyết định xem mình sẽ chọn 1 trong 4 tùy chọn để giải quyết xung đột: Giải quyết trực tiếp, giải quyết gián tiếp, không giải quyết xung đột, thoát khỏi mối quan hệ. Tuy việc phân tích này sẽ đánh mất một chút thời gian của bạn nhưng nó sẽ đem lại hiệu quả không ngờ đấy. Cùng Findjobs tìm hiểu ngay bước thứ 4 nhé – Xác định mục tiêu của bạn!

Xác định mục tiêu của bạn

Trước khi bạn quyết định phương pháp mà bạn thực hiện, hãy xác định những gì bạn mong muốn đạt được. Hãy ghi nhớ tính cách của những người liên quan đến cuộc xung đột, phong cách giao tiếp của họ và loại xung đột mà bạn đang gặp phải và xác định mục tiêu cuối cùng của bạn: Bạn có muốn hoàn thành dự án nhanh chóng không? Bạn có muốn đem đến kết quả tốt nhất có thể không? Mối quan hệ của bạn với người đó có quan trọng hơn kết quả công việc không? Hãy xác định những gì bạn cần hoàn thành.

Nếu bạn đang chịu áp lực phải hoàn thành một bài thuyết trình và đối tác bán hàng của bạn đang phàn nàn về số lượng dữ liệu bạn cần từ anh ấy, bạn có thể xác định xem mình nên bỏ cái nào để bạn có thể nhận được số lượng mà bạn cần và đúng deadline của bạn. Sau đó, bạn có thể giải thích cho anh bán hàng rằng những lời phàn nàn của anh ấy đã tác động đến bạn như thế nào và hỏi điều gì sẽ tốt hơn cho anh ta trong các yêu cầu trong tương lai.

Nếu có nhiều hơn một loại xung đột, bạn có thể đặt nhiều mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn tranh cãi với sếp của mình người có xu hướng tìm kiếm xung đột - về số liệu nào cần báo cáo cho nhóm lãnh đạo cấp cao (xung đột nhiệm vụ), bạn và sếp của bạn đã trao đổi email về những thách thức với nhau về sự hiểu biết phân tích website (xung đột mối quan hệ), mục tiêu của bạn là suy nghĩ ra bộ số liệu thống kê và đảm bảo sếp của bạn hiểu rằng bạn tôn trọng cô ấy và chuyên môn của cô ấy.

Hãy chắc chắn rằng mục tiêu của bạn hợp lý. Hãy tự hỏi bản thân mình rằng: Liệu những gì tôi muốn có ý nghĩa không? Có thực tế không? Nếu không, hãy đặt lại mục tiêu của bạn thấp hơn một chút. Hãy nghĩ ra mục tiêu nhỏ, có thể quản lý được, chẳng hạn như đồng ý về một trong số chúng tôi sẽ quản lý lại thiết kế dự án, hay, lên kế hoạch trong sáu tuần về cách mà nhóm chúng tôi sẽ làm việc với nhau.

Jeffrey Pfeffer, thuộc Stanford’s Graduate School of Business cho biết “bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi hành động của người khác và quên mất những gì bạn đã cố gắng đạt ngay từ lúc đầu. Tuy nhiên, bạn không có khả năng thay đổi được người khác, vì vậy hãy tập trung vào mục tiêu của mình.

 

Bạn có thểm xem lại bước 1 - Hiểu rõ đối phương - Tại đây

Bạn có thểm xem lại bước 2 - Xem Xét Cách Tiếp Cận Xung Đột- Tại đây

Bạn có thểm xem lại bước 3- Xác Định Kiểu Xung Đột - Tại đây

Hãy chờ xem bước 5 –   Lựa Chọn Cách Giải Quyết Xung Đột - ở các phần tiếp theo từ Findjobs nhé!

Source: Findjobs.vn
  1. Share to friends  

Other news

  1. The 1 Motivation Secret That Works for Everyone
  2. 5 Steps To Assess Conflict - Step 3: Identify the Type of Conflict
  3. 6 Personal Fears Holding You Back From Your Dream Career
  4. 5 Steps To Assess Conflict - Step 1: Understand Your Counterpart
  5. Don’t Work on Vacation. Seriously
  6. Calling out of Work? How to Go on an Interview Without Getting Fired
  7. How to Deal With a Bully in the Office
  8. How to Cope When You Feel Overwhelmed at Work
  9. Your Options For Handling Conflict (Part 4): Exit the relationship
  10. How to Work for a Cowardly Boss

Find your dream jobs