Làm Thế Nào Dễ Dàng Vượt Qua Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Mở? – Phần 1

Hầu hết các cuộc phỏng vấn sẽ có ít nhất một vài câu hỏi phỏng vấn mở. Về cơ bản, những câu hỏi mở là những câu hỏi không thể được trả lời bằng "có" hoặc "không".

Nhà tuyển dụng có thể hỏi câu hỏi mở vì nhiều lý do. Nhìn chung, mục đích của họ để hiểu về tính cách của bạn và xem liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Họ cũng có thể hỏi loại câu hỏi này để xem liệu bạn có những phẩm chất và kinh nghiệm cần thiết cho công việc hay không.

Những câu hỏi mở có thể khiến bạn cảm thấy bối rối vì có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể trả lời. Bạn hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hoặc sai. Tuy nhiên, một câu trả lời tốt là những câu tập trung vào lý do tại sao bạn là một ứng viên sáng giá cho vị trí mà họ đang ứng tuyển. Câu trả lời sẽ đi sâu vào những kinh nghiệm việc làm mà bạn đã làm trong quá khứ.

Các loi câu hi phng vn m

Có nhiều loại câu hỏi phỏng vấn mở khác nhau. Dạng phỏng vấn mở phổ biến là câu hỏi phỏng vấn hành vi. Câu hỏi phỏng vấn hành vi là câu hỏi trong đó người phỏng vấn sẽ hỏi bạn về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của bạn. Ví dụ: nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn, “Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn phải chiến đấu để hoàn thành deadline” hoặc “Kể cho tôi nghe về thành tích lớn nhất của bạn trong công việc.”

Một dạng câu hỏi mở phổ biến khác là câu hỏi phỏng vấn tình huống. Một câu hỏi phỏng vấn tình huống là một câu hỏi trong đó một người hỏi bạn sẽ xử lý tình huống công việc giả định như thế nào. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi, "Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết sếp đã sai về điều gì đó liên quan đến công việc của bạn?"

Còn có các dạng câu hỏi mở khác, một trong những câu hỏi mở thường được hỏi là: "Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn" và câu hỏi mở giai thoại (trong đó bạn kể lại kinh nghiệm làm việc trước đây) và câu hỏi năng lực (trong đó bạn giải thích cách bạn đã thể hiện một số kỹ năng nhất định trong quá khứ).

Mo tr li các câu hi phng vn m

Tập trung vào mô tả công việc

Cho dù câu trả lời của bạn là gì, hãy đảm bảo nó tập trung vào các kỹ năng, yêu cầu hoặc kinh nghiệm liên quan đến công việc. Ví dụ: nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn kể về khoảng thời gian bạn đạt được thành công trong công việc, hãy cố gắng đưa ra những minh chứng liên quan đến những việc bạn sẽ làm khi được nhận ở vị trí này.

Đưa ra một ví dụ

Đến lúc thích hợp, bạn hãy đưa ra một ví dụ từ kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn trong câu trả lời của bạn. Ví dụ: trong một câu hỏi phỏng vấn tình huống về cách bạn sẽ xử lý một vấn đề trong tương lai, bạn có thể đưa ra câu trả lời bằng cách giải thích khoảng thời gian bạn đã giải quyết vấn đề trong công việc ở quá khứ.

Khi trả lời một câu hỏi bằng cách sử dụng một ví dụ, hãy thử sử dụng kỹ thuật phỏng vấn STAR. Điều này liên quan đến việc mô tả chi tiết một ví dụ về kinh nghiệm trong công việc trước của bạn. Giải thích tình huống (situation), nhiệm vụ (task) hoặc vấn đề bạn đã giải quyết, hành động (action) bạn đã thực hiện để giải quyết nó và kết quả (result).

Đi vào sâu, nhưng phải ngắn gọn.

Khi bạn muốn đưa ra câu trả lời mang tính chất sâu sắc cho các câu hỏi mở, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đừng nói quá lâu. Hãy tập trung vào việc trả lời rõ ràng câu hỏi, câu trả lời của bạn phải đi đến trọng tâm và ngắn gọn.

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn được hỏi câu hỏi vô cùng phổ biến này "Hãy cho tôi biết về bản thân bạn." Những gì nhà tuyển dụng muốn là đôi nét thông tin về con người của bạn — không quá ba phút — và lý do tại sao bạn lại là ứng viên tốt nhất cho vị trí này. Bạn nên nói về những gì bạn đã từng làm để mình trở thành ứng viên tốt nhất cho vị trí này. Bạn nên chuẩn bị 1 hoặc 2 minh chứng cho câu hỏi này. 

“Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn” không có nghĩa là “hãy kể cho tôi nghe mọi thứ”. Bạn chỉ nên trình bày những gì có liên quan, những đặc điểm tính cách thể hiện điều gì đó khiến bạn trở nên độc đáo và là ứng viên sáng giá cho vị trí này.

Đón xem phần 2 từ Findjobs.vn nhé!

 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Source: Career Balance
  1. Share to friends  

Other news

  1. That 9-to-5 Job You Hate Isn't As Safe As You Think
  2. How To Stop Sabotaging Your Career
  3. Applying to Jobs? Don't Wait Until the Weekend
  4. 5 Steps To Assess Conflict - Step 5: Pick Your Option
  5. Why “Just Be Yourself” Is Dangerous Career Advice
  6. 10 High-Paying Jobs That Don't Require a College Degree
  7. 5 Steps To Assess Conflict - Step 4: Determine Your Goal
  8. The 1 Motivation Secret That Works for Everyone
  9. 5 Steps To Assess Conflict - Step 3: Identify the Type of Conflict
  10. 6 Personal Fears Holding You Back From Your Dream Career

Find your dream jobs