5 lý do khiến nhân viên của bạn muốn rời đi

Thử tưởng tượng ở trong một tình huống mà một ngày những nhân viên sáng giá mà bạn không thể tưởng tượng được vận hành công ty như thế nào nếu thiếu họ, mong muốn rời đi. Và bạn đang ngồi đó suy nghĩ mình đã làm gì khiến điều đó xảy ra?

Giữ lại những người giỏi trong công ty là rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn cả việc thu hút những nhân tài mới. Và những người này muốn nghỉ việc vì vô vàn lý do khác nhau, nhưng thường thì hầu hết có liên quan đến sếp của họ. Dưới đây là một vài lý do trong số đó.

1. Lương thưởng thấp

Đây là yếu tố rõ ràng nhất: Tiền bạc. Khi bạn đề xuất một mức lương dưới mức chuẩn trên thị trường, bạn tốt nhất nên mong rằng công ty mình có văn hóa đủ tốt để giữ họ ở lại vì thường thì họ sẽ muốn rời đi.

Cách khắc phục: Tiền bạc không phải luôn luôn là mọi thứ đối với nhân viên nhưng bạn tốt nhất nên đặt mức lương cạnh tranh hơn các công ty khác hoặc ít nhất là bằng với mặt bằng chung để giữ các nhân viên ưu tú của mình ở lại.

 

2. Thiếu cơ hội

Nhân viên luôn muốn tìm kiếm những cơ hội phát triển và điều đó đặc biệt đúng đối với thế hệ Millennials và Thế hệ Z trong môi trường làm việc. Định hướng sẽ dần dần được hình thành khi bạn có thứ gì đó để làm hoặc thứ gì đó cần đạt được. Không chỉ vậy, họ còn muốn cải thiện và phát triển các kỹ năng của bạn thân.

Nếu họ không có cơ hội phát triển, cả trong vấn đề vị trí và kỹ năng, thì đó hẳn là lý do khiến bạn mất đi những nhân viên với tiềm năng đầy hứa hẹn

Cách khắc phục: Quan trọng là bạn phải có những cuộc chia sẻ với nhân viên rằng liệu họ có đang hạnh phúc hay liệu bạn đã tạo ra một con đường có thể đạt được cho họ trong công ty chưa.

 

3. Công việc mất đi ý nghĩa

Thỉnh thoảng, nhân viên của bạn sẽ đánh mất đi ý nghãi hay mục đích của việc họ đang làm. Họ sẽ bắt đầu hỏi bản thân rằng liệu họ có đang cống hiến cho điều gì có ý nghĩa không. Cho một thứ gì đó thực sự to lớn hơn bản thân của họ.

Sự ý nghĩa thường rất khó để định nghĩa, đó là lý do tại sao việc các nhà lãnh đạo phải tiếp tục truyền đạt mục tiêu của công ty cho các nhân viên của mình và khiến họ biết rõ họ đóng vai trò gì trong đó là rất quan trọng. Hay nói cách khác, việc của bạn là giúp các nhân viên của mình trả lời được câu hỏi “Tại sao” trong “Tại sao tôi làm việc ở đây?”

Cách khắc phục: Hỏi nhân viên của mình những câu hỏi như:

“Điều gì tạo cảm hứng cho bạn làm việc?”

“Điều gì khiến bạn vui vẻ”

“Bạn cảm thấy thế nào về mục tiêu của công ty?”

Từ đó, bạn có thể hình dung và thấu hiểu những điều có thể khiến nhân viên của mình cảm thấy có ý nghĩa và mục tiêu.

 

4. Thiếu quyền tự quản

Đã bao nhiêu lần chúng ta nói với nhân viên rằng họ chính là sếp của bản thân họ, và họ có tất cả quyền tự quản để hoàn thành công việc của mình và giúp cho việc kinh doanh tăng trưởng? Nhưng trong quá trình đó, chúng ta vẫn theo dõi và quản lý chi tiết mỗi bước đi của họ.

Thử tưởng tượng rằng ở trong một vị trí đã nhiều áp lực sẵn, công thêm việc tranh và phê phán từ quản lý hằng ngày. Nghe có vẻ tuyệt phải không?

Cách khắc phục: Cho nhân viên của bạn quyền kiểm soát. Nếu một nhân viên có một công việc áp lực những có một mức độ kiểm soát nhất định đối với công việc của họ, nó sẽ giúp giảm bớt những cảm xúc tiêu cực họ có thể cảm thấy. Bởi ngay cả khi một nhân việc có thể cảm thấy áp lực trong công việc, việc công ty đặt niềm tin vào họ sẽ giúp họ có cảm giác đạt được thành tựu nhất định.

 

5. Thiếu sự trân trọng

Tất cả nhân viên đều muốn cảm thấy tự tin trong bất cứ điều gì mà họ làm, hơn nữa là cảm thấy được trân trọng và đánh giá cao. Ví dụ:

Làm việc trong điều kiện thời tiết không tốt

Bị đối xử thiếu tôn trọng hay bị lờ đi bởi quản lý của mình

Được trả không công bằng so với các nhân viên khác

Có hàng ngàn lí do một nhận viên có thể cảm thấy thiếu động bởi chính công ty của mình và công ty  càng lớn thì vấn đề ở đây sẽ càng trầm trọng hơn.

Cách khắc phục: Tạo ra một môi trường giao tiếp minh bạch giữa tất cả nhân viên các cấp và một hệ thống để đảm bảo rằng các quản lý có nói chuyện và chia sẻ với mỗi một nhân viên hằng ngày.

 

Quan trọng là phải nhớ rằng 5 yếu tố kể trên không phải là những lý do duy nhất khiến nhân viên công ty muốn nghỉ việc, chỉ là thường thì một trong những yếu tố này là động lực khiến họ quyết định rời đi. Nếu bạn có thể gìn giữ sự tôn trọng, ý nghĩa công việc, lương bổng, sự độc lập và những cơ hội khi nói đến bất kì một nhân viên nào thì bạn sẽ có thể giữ lại được những nhân viên tốt của công ty hơn đấy.

 

Nguồn: Theundercoverrecruiter

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

 

 

Các tin khác

  1. Nguyên Nhân Câu Chuyện Của Nhân Viên Có Thể Tạo Nên Hay Phá Vỡ Văn Hóa Của Công Ty
  2. 5 Bí Kíp Thu Phục Đối Tác Cần Ghi Nhớ
  3. Tại sao nhà tuyển dụng cần lắng nghe yêu cầu đào tạo của nhân viên?
  4. Làm Thế Nào Thúc Đẩy Năng Suất Cho Team Của Bạn
  5. Hai Kỹ Năng Giúp Bạn Thành Công Trên Mọi Bàn Đàm Phán
  6. Tiếng Lòng Mà Nhân Viên Muốn Gữi Tới Sếp
  7. Nhân Viên Liên Tục Dứt Áo Ra Đi, Văn Hóa Công Ty Liệu Có Vấn Đề?
  8. 4 Đặc Quyền Thu Hút Tài Năng Thế Hệ Z
  9. 4 Steps To Build Your Career As A Freelance Digital Marketer
  10. Nhân Viên Sẽ Tận Tuỵ Cống Hiến Hơn Khi Sếp Biết Nói Hai Tiếng "Cảm Ơn"!