Thu hút thêm ứng viên: 7 bước để có một tin tuyển dụng nổi bật

Bạn có thể có một quy trình tuyển dụng hợp lý, một team tuyển dụng đầy nhiệt huyết hay thậm chí là những trải nghiệm “nhập môn” tuyệt vời cho nhân viên mới.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên đều trở nên vô nghĩa nếu bạn không thành công ở bước đầu tiên nhưng lại vô cùng quan trọng: Đăng tin tuyển dụng!

Tin tuyển dụng chính là nơi mà tất cả các ứng viên hoặc những người có-thể-trở-thành-ứng-viên tương tác với công ty. Một cái đọc lướt qua tin tuyển dụng sẽ tạo nên ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với công ty bạn - và tin tuyển dụng được viết như thế nào có ảnh hưởng quan trọng đến việc một người sẽ quyết định ứng tuyển hay tiếp tục lướt qua.

Một vài công ty có thể khiến tin tuyển dụng trở nên hơi quá hài hước và sáng tạo, vô tình khiến cho người đọc bối rối về công việc được đưa ra. Một vài nhà tuyển dụng thì lại tối giản hóa quá mức, khiến ứng viên thiếu hụt thông tin.

 

Tuy nhiên, theo chuyên viên Thương hiệu nhà tuyển dụng James Ellis, tin tuyển dụng không cần phải là sự kết hợp lộn xộn của những gạch đầu dòng công việc và yêu cầu.

 

Ellis gần đây có chia sẻ về kỹ thuật hoàn hảo để viết tin tuyển dụng của anh trong Hội thảo tuyển dụng ERE ở San Francisco. Dưới đây là những bước anh ấy nêu:

1.Chức vụ 

Ellis cảnh báo các nhà tuyển dụng hạn chế “sáng tạo quá” ở mục này. Tốt nhất là trình bày mọi thứ đơn giản và trực tiếp, để cho ai đọc vào cũng biết rằng công việc này là gì. 

Đây cũng không phải là mục để thử thu hút sự chú ý của các ứng viên. Ellis cho rằng nên tránh những cụm từ như “trả lương hậu hĩnh!” hay “cơ hội tuyệt vời!’’ trong chức vụ. Tất cả những gì bạn nên làm là khiến chức vụ trở nên đơn giản, dễ hiểu nhất có thể.

2. Tiêu đề

Đây chính là mục để bạn thu hút sự chú ý của ứng viên. Đây cũng là cơ hội đầu tiên để bạn giới thiệu về thương hiệu của mình.

Ellis khuyên rằng nên dùng một câu hỏi để giữ cho ứng viên phải tiếp tục đọc. Thử viết những điều như “Bạn muốn làm việc trong một môi trường thực sự quan tâm đến nhân viên?” hay “Mong muốn được làm việc trong một công ty luôn tạo ra những điều tuyệt vời?”.

3. Đoạn đầu tiên - thông tin công ty

Đây đích thị là cơ hội để bạn vẽ nên bức tranh công ty trước mắt ứng viên. Đoạn đầu tiên là đoạn phù hợp nhất để bạn thể hiện văn hóa và giá trị của công ty, cũng như ý nghĩa của công việc bạn ứng tuyển.

Ellis nói rằng độ dài tiêu chuẩn là từ 3-4 dòng. Tin vui là nếu bạn đã hoàn thành một chiếc intro hoàn hảo, bạn có thể tái sử dụng để tăng tin tuyển dụng trong tương lai.

4. Đoạn thứ hai - team

Bây giờ là lúc bạn làm rõ nhóm hay bộ phận đó sẽ làm những công việc gì. Tại sao nó tồn tại? Nó giúp cho cộng đồng như thế nào?

Đoạn này cũng tầm 3-4 câu và bạn có thể tái sử dụng cho tất cả những tin tuyển dụng cho bộ phần này.

5. Đoạn thứ ba - vai trò

Đây là nơi bạn bắt đầu tiếp xúc gần hơn với công việc. Trong tầm 3-5 câu, hãy giải thích vai trò của công việc trong bộ phận đó là gì hay trong công ty là gì.

Bạn không cần phải nói quá chi tiết ở đây, để chi tiết công việc nêu rõ hơn ở phần sau.

6. Công việc và trách nhiệm

Ellis đề nghị nên đổi tên mục này thành “Bạn sẽ sử dụng thời gian như thế nào”. Mục này nên bao gồm một loạt gạch đầu dòng những công việc mà ứng viên sẽ làm hàng ngày.

7. Yêu cầu hay trình độ chuyên môn

Một lần nữa, Ellis đề nghị đổi tên mục này thành “Chúng tôi rất vui lòng nếu bạn…”. Và một lần nữa, phần này cũng sẽ gồm một loạt các gạch đầu dòng khác. Hãy cẩn trọng rằng sẽ bao gồm cả một số yêu cầu về pháp lý ở đây.

Ellis nói rằng chỉ những yêu cầu quan trọng nhất nên được liệt kê ở đây. Nếu có quá nhiều yêu cầu, bạn có thể đánh mất những ứng viên nặng kí vì khiến họ nghĩ rằng họ không đủ giỏi cho vị trí này.

Các ý trong mục này cũng nên được viết theo công thức sau:

“Bạn sẽ cần [kinh nghiệm/kỹ năng] để [công việc] cho [mục đích/kết quả].”

Ví dụ: “Bạn sẽ cần biết sử dụng Excel để tạo bảng tổng hợp nhằm mục đích phát hiện ra khách hàng mới.”

 

Nguồn: Hrmorning

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

 

 

Các tin khác

  1. 5 bài học lãnh đạo từ Game of Thrones
  2. Các nhà sáng lập, hãy thuê CEO nếu như bạn chưa đủ tài giỏi!
  3. Đừng để thành kiến trong tuyển dụng khiến bạn có những quyết định không công bằng!
  4. Nhà điều hành Facebook chỉ cần 1 câu hỏi phỏng vấn để ngay lập tức khai thác hết phẩm chất của ứng cử viên
  5. 11 bước giải quyết mâu thuẫn trong đội nhóm
  6. 6 bước dẫn lối nhà lãnh đạo quản trị sự thay đổi
  7. Đừng sợ mâu thuẫn trong doanh nghiệp
  8. Đội ngũ sales thế hệ 9x, tuyển và giữ ra sao?
  9. Này sếp trẻ, bạn định trợ giúp cấp dưới đến khi nào?!
  10. Xây dựng chương trình thực tập trong doanh nghiệp