5 điều cần biết về HR mà chính họ sẽ chẳng bao giờ thừa nhận

Dù yêu hay ghét, những người trong phòng nhân sự có thể có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của bạn. Từ lương thưởng cho đến quyết định thăng tiến, nhiều người vẫn đánh giá thấp vai trò của HR và sự khác biệt nếu họ đứng về phía bạn.

Lần tới nếu thấy một người của phòng nhân sự đi về phía mình, đừng vội “tạt qua” phòng photo hay giả vờ lảng tránh. Hãy cười thật tươi, nói xin chào và ghi nhớ những mẹo nhỏ dưới đây nhé!

1. Nhớ rằng HR làm việc cho công ty, không phải cho bạn.

Chắc chắc rằng HR muốn giúp đỡ nhân viên trong công ty nhưng cuối cùng thì họ vẫn làm việc để mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty.

Vì vậy, lần tới nếu bạn thắc mắc tại sao tiền thưởng của mình bị cắt đi, tại sao nhiều nhân viên trung thành bị sa thải khi tái cơ cấu doanh nghiệp hay tại sao họ giúp cho một người quản lí mặc dù họ quyết định sai thì hãy nhớ rằng HR được trả lương bởi công ty chứ không phải bạn.

 

2. Nhớ rằng không phải tất cả nhân viên đều được đối xử như nhau.

Cho dù các nhà quản trị nhân sự nói rằng mọi người đều tài năng và xứng đang, họ thật sự không tin rằng tất cả đều tài năng hay xứng đáng tương đương nhau. Ở hầu như mọi tổ chức lớn, các cá nhân thường được chia thành những nhóm khác nhau – ví dụ nhóm “tiềm năng cao”.

Bạn rất có thể không biết rằng những nhóm này tồn tại và quan trọng hơn là quản lí đặt bạn vào nhóm nào. Nhưng sự phân chia này có thể ảnh hưởng đến mọi thứ từ cơ hội phát triển cho đến khả năng được thăng chức hay tăng lương của bạn.

Khi nói về lương thưởng, nó có thể có sự khác biệt lớn giữa người này với người kia kể cả khi hai người đều đảm nhiệm những công việc giống nhau. Nếu bạn nghi ngờ bạn bị trả thấp hơn những gì mình làm được thì không bao giờ là quá muộn để cải thiện khả năng thương lượng của mình đâu.

Có vô vàn những quy tắc về HR mà các công ty đưa ra khi nói về quá trình, sự minh bạch và công bằng. Nhưng với mỗi quy tắc đều có những ngoại lệ. Và những ngoại lệ đó dành cho ai? Thì bạn phải…

 

3. Tạo ấn tượng tốt vì ý kiến của HR về bạn thật sự ảnh hưởng rất nhiều.

Trong khi quản lí của bạn là cốt lỗi của việc bạn có được thăng tiến, HR cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của bạn – về cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu họ nhìn nhận bạn là một cô gái có tâm huyết, cống hiến và có khả năng giao tiếp, mọi người sẽ nghĩ như vậy. Nếu họ thấy bạn là một người lúc nào cũng chỉ phàn nàn, đi trễ và tự kiêu, mọi người cũng sẽ nghĩ như vậy.

Vì vậy khi HR ngồi họp với các nhà quản lí để thảo luận vấn đề ai sẽ được thăng chức, ai sẽ được cho tham gia chương trình phát triển ở London hay ai sẽ được đưa vào ban điều hành chưc trách cao, bạn chắc chắn sẽ muốn họ đứng về phía bạn. Đúng không?

HR cũng là những người đầu tiên biết được những vị trí đang trống. Không chỉ là khi bạn muốn được giúp đỡ mà còn để chắc chắn rằng bạn được cân nhắc ngay từ đầu. Dù cho bạn nghĩ gì hay bất kể điều gì HR nói với bạn, có những công việc sẽ chẳng bao giờ được thông báo lên.

Điều này cũng quan trọng vì thường thì những nhân viên cấp dưới không có kết nối với ai trong phòng nhân sự. Và nếu bạn không tìm cách làm quen với họ, họ có thể sẽ chẳng biết bạn là ai (vì vậy cũng chẳng thể giúp gì cho bạn). Đôi khi, tất cả những gì cần làm là một buổi café để thảo luận về kế hoạch học tập và phát triển của bạn hay là những thông tin từ phòng nhân sự có liên quan đến một dự án lớn bạn đang tham gia.

Ngược lại, nếu bạn đã có kết nối với phòng nhân sự nhưng cảm thấy thương hiệu cá nhân vẫn chưa đủ thì hãy “khoe khoang một cách khiêm tốn” và dần dần tạo thành danh tiếng cho bản thân.

 

4. Cẩn thận những gì bạn nói với HR

Mặc dù bạn muốn tạo mối quan hệ với các HR, bạn cũng cần phải cẩn trọng về những gì mình chia sẻ. Đừng vội kết luận rằng cuộc nói chuyện một người với một người là bí mật cá nhân.

Bạn có thể luôn bảo người kia rằng hãy giữ bí mật, nhưng nếu đó thật sự là điều bạn không muốn để lộ ra ngoài thì tốt hơn hết đừng chơi trò may rủi với sự may mắn của mình. Những người làm ở mảng nhận sự đã quen với việc đối phó với các thông tin nhạy cảm cho nên nói về những điều bạn cho là cá nhân có thể xảy ra dễ dàng.

 

5. Dù vậy, vẫn hãy thể hiện sự trân trọng với các HR.

HR thường phải nhận rất nhiều phàn nàn. Từ việc “Tôi không được trả lương đúng hạn” cho đến “Tại sao tốn quá nhiều thời gian để tìm nhân viên mới vậy?” hay những chuyện thường ngày ở huyện như “Chúng ta có thực sự phải tốn thời gian cho một buổi họp phòng nhân sự nào khác không?”, các HR suốt ngày phải nghe những câu rên rỉ như vậy.

Như bất kì phòng ban nào khi nhận những phản hồi gay gắt, thể hiện sự tôn trọng với công việc của HR sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Chắc chắc rằng phản hồi của bạn phải đúng sự thật nhưng nếu bạn thể hiện sự trân trọng trong đó, nó sẽ có lợi hơn cho bạn. Như câu nói, rằng: Có thể bắt được nhiều ruồi với mật ong hơn giấm, nghĩa là bạn sẽ dễ dàng kéo người khác về phía mình bằng lời thuyết phục mềm mỏng hơn là những hành động thiếu thân thiện.

 

Như vậy bây giờ bạn đã nắm được cốt lõi vấn đề, tiến lên và vượt qua cửa ải HR. Chỉ cần thật cẩn trọng là được!

 

Nguồn: BusinessInsider

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

 

  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 10 Mẹo Đơn Giản Giúp Bạn Lấy Lại Sức Sống Và Cảm Hứng Cho Tuần Mới
  2. Để Tránh Phụng Sự Người Không Có Năng Lực, Dân Công Sở Sao Không Thử Một Lần Đánh Giá Sếp Mình Đi?
  3. Những Người Luôn Hoài Nghi Với Thành Công: “Nhỡ Sau Này Lại Thất Bại Thì Sao, Đây Có Phải May Mắn?”
  4. 6 lỗi nhỏ có thể cản trở bạn tìm việc hoặc thăng tiến trong nghề nghiệp
  5. 10 Kỹ Năng Mềm Bắt Buộc Phải Có Nếu Muốn Tồn Tại Và Thành Công Trong Xã Hội Này
  6. "Tiêu Trước, Kiếm Sau": Không Biết Quản Lý Tài Chính, Bạn Thua!
  7. 10 Điểm Khác Nhau Quan Trọng Giữa Người Thành Công Và Người Thất Bại
  8. 7 Mẹo Trong Việc Quản Lý Để Cân Bằng Giữa Việc Học Tập Và Công Việc
  9. 4 Nguyên Nhân Khiến Số Đông Coi Công Việc Như "Kẻ Thù" Và Lời Khuyên Của Chuyên Gia Tâm Lý
  10. Kỹ Năng Phát Triển Bản Thân: 6 Bước Đến Thành Công

Tìm công việc mơ ước