Cách Xác Định Giá Trị Công Ty Của Bạn Trong 4 Bước

Bốn nguyên tắc này có thể giúp bạn thiết kế các giá trị của công ty đứng trước thử thách của thời gian.

Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để xác định giá trị công ty. Xác định giá trị công ty là bước đầu tiên trong việc thiết kế văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo rằng các nguyên tắc cốt lõi tồn tại ngay cả ở quy mô nhỏ, vừa hay lớn.



Nhưng làm thế nào để bạn thực sự chọn các giá trị phù hợp với công ty của bạn?

Dưới đây là bốn hướng dẫn có thể giúp bạn trong việc làm quan trọng này.

1. Làm một số điều tra

Mỗi công ty đều có một nền văn hóa, dù nó được mã hóa hay không. Với ý nghĩ đó, bắt đầu bằng cách quan sát những gì đã xảy ra. Các tiêu chuẩn bất thành văn là gì? Hành vi nào "phù hợp" với một nhóm, và những gì không? Những người nhân viên của công ty có điểm gì chung?

Quá trình bạn quan sát sẽ phụ thuộc vào quy mô của công ty bạn. Ví dụ: nếu bạn có một nhóm nhỏ, bạn có thể cân nhắc việc trò chuyện với từng thành viên trong nhóm về những gì họ nghĩ là giá trị của công ty. Đối với các tổ chức lớn hơn, thực hiện một cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn các nhóm tập trung có thể cho bạn gợi ý về câu trả lời.

2. Tập trung vào câu hỏi "Làm thế nào?"

Tôi thường nghĩ về các giá trị như các phương thức "làm thế nào" tại một tổ chức. Còn yếu tố "Cái gì" là cơ sở của các mô tả công việc, nhiệm vụ riêng biệt mà mỗi nhân viên dự kiến sẽ thực hiện và lý do "tại sao". Dĩ nhiên mục đích của một người, là cá nhân đối với mỗi người chúng ta và do đó rất khó (và hiển nhiên là không phù hợp) để mã hóa ở cấp độ công ty.

Để tập trung vào "làm thế nào" thay vì "cái gì" hay "tại sao", hãy nghĩ về các giá trị của bạn về mặt hành vi. Lợi ích của hành vi thay vì tính từ hay danh từ là hành vi nên giả tạo hơn và ít chủ quan hơn. Ví dụ, cụm từ "phán xét" có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với rất nhiều người khác nhau, nhưng "phục vụ khách hàng một cách công bằng" là khách quan hơn. Vì vậy đây là cách tốt nhất nhấn mạnh về cách nhân viên nên tập trung vào công việc của mình, đặc biệt trong những tình huống khó khăn.

3. Đừng sợ phải khác biệt

Trong các thị trường cạnh tranh, điều tồi tệ nhất phải làm là hòa nhập với đối thủ. Điều tương tự cũng xảy ra với văn hóa của công ty bạn, trong đó chủ yếu là thu hút tài năng của mỗi cá nhân và duy trì sản phẩm đó. Thật đáng để suy nghĩ thêm để tạo nên sự độc đáo và giá trị của riêng bạn, ngay cả khi bạn chỉ có một mạng lưới nhỏ hơn. Ví dụ: một trong những giá trị công ty của chúng tôi là "Wombattitude". Chúng tôi muốn tạo ra một giá trị để hướng đến sự tương tác của khách hàng, nhưng chúng tôi cảm thấy rằng các cụm từ như "khách hàng là đầu tiên" hay "khách hàng là trung tâm" được sử dụng quá mức đến vô nghĩa.

Trong một buổi họp, giám đốc tiếp thị của chúng tôi đã nhận xét là thực tế rằng nhóm dịch vụ của chúng tôi làm một công việc tuyệt vời là chăm sóc khách hàng và tất cả chúng ta nên tự làm mẫu cho họ. Đội đó tự gọi mình là Wombats (một câu chuyện cho một ngày khác) - Và thì đấy! "Wombattitude" đã được sinh ra.

Wombattitude là giá trị mà chúng tôi nhận được nhiều phản hồi nhất, có cả tích cực lẫn tiêu cực (một số nhân viên cho rằng nó hơi ngớ ngẩn). Nhưng ngay cả khi một số phản ứng không ấm áp, sự thật là người ta bình luận về nó có nghĩa là nó nổi bật, và đó là "nhiệm vụ hoàn thành" trong sách của tôi.

4. Ít hơn nghĩa là nhiều hơn

Nhân viên không thể làm việc một cách có giá trị nếu họ không thể nhớ về giá trị của chính công ty của mình. Một lý do khác là khi nói đến giá trị doanh nghiệp, nó buộc các nhà lãnh đạo phải có chủ ý trong lựa chọn và định nghĩa thế nào là giá trị mà công ty đang đại diện. Giá trị đó phải được giữ ổn định dù cho một công ty phát triển như thế nào, nên nếu có ý định đi lên phía trước sẽ giúp chúng ta sản xuất ra những giá trị cơ bản khác giúp công ty vượt qua được thử thách thời gian.

Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp không dễ dàng, nhưng đó là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để thu hút và giữ chân những người bạn đồng hành tuyệt vời. Đó chính là những nhân viên xung quanh bạn!

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Inc.

 

Các tin khác

  1. 10 Bước Để Nhà Lãnh Đạo Vượt Qua Giai Đoạn Khủng Hoảng Vi-rút Corona
  2. Làm Thế Nào Để Giữ Chân Những Nhân Viên Giỏi Của Bạn?
  3. Đây Là Lý Do Google Cấm Quảng Cáo Khẩu Trang Y Tế
  4. 5 Số Liệu Thống Kê Giúp Quản Lý Truyền Thông Hiệu Quả Trên Facebook
  5. Covid – 19 Đã Buộc Các Doanh Nghiệp Phải Thay Đổi Văn Hóa Của Họ Như Thế Nào?
  6. Bạn Mắc Sai Lầm Nào Trong 5 Sai Lầm Này Khi Lãnh Đạo Mọi Người?
  7. Bạn Có Nên Nhắn Tin Với Sếp?
  8. Đời Người Hơn Nhau Ở Bước Lập Kế Hoạch Trúng Đích
  9. Tại Sao Mọi Người Cần Một Nhà Tư Vấn Cuộc Sống
  10. Bạn Có Muốn Làm Việc Tại Nhà Không? Nắm Vững 3 Kỹ Năng Này