Làm Sao Để Nhân Viên Vẫn Ở Lại Sau Đại Dịch Corona

Tôi đang rất để ý tới việc làm sao các nhà lãnh đạo có thể giải quyết vấn đề đại dịch Corona này thay cho các tổ chức của họ. Một vài công ty, như là Microsoft, thì cực kì hào phóng khi đề nghị trả lương đầy đủ cho những người mà thậm chí còn không trực tiếp làm việc cho họ (được biết như là các nhà cung cấp), nếu họ không thể đi làm do Corona. Còn những công ty khác thì đang gửi cho nhân viên các bưu kiện và chỉ trả tiền cho những ai đang làm việc tại nhà.

Có rất nhiều người làm những công việc như quán cà phê hoặc nhân viên phòng thư thì không thể làm việc tại nhà và sẽ không được trả lương trong suốt dịch bệnh Corona, nhưng nhà tuyển dụng sẽ quyết định trả lương nếu họ không bị đặt vào tình huống nguy hiểm.

Hãy để tôi hỏi bạn vài điều. Khi mà cơn dịch này đi qua, bạn nghĩ  công ty nào sẽ không quá khó khăn trong việc tuyển dụng cũng như giữ lại được những nhân tài? Và công ty nào sẽ chứng kiến nhân viên rời đi sau khi việc tuyển dụng hoạt động lại bình thường?

Nếu bạn thấy làm những việc tốt mà không có lý do là không cần thiết, thì hãy làm việc đó vì mọi người bởi vì bạn sẽ cần những nhân viên này khi doanh nghiệp của bạn trở lại bình thường.

Sau đây là những gợi ý:

  1. Hào phóng: tôi biết rằng bây giờ bạn đang rất cố gắng để cắt giảm từng đồng từng cắc bởi vì trong tương lai doanh nghiệp sẽ không được ổn định. Bây giờ hãy thử tưởng tượng nhân viên của bạn sẽ thấy như thế nào, rất nhiều người thì đang sống vì tiền lương. Hãy cố hết sức để giữ họ trong biên chế, và vì vậy họ sẽ nhớ đến điều này khi ai đó gọi điện đề nghị một cơ hội mới.
  2. Giảm thời hạn: hiện tại mọi người ai cũng đang rất căng thẳng và có thể không tập trung vào công việc được, đặc biệt là những người làm việc tại nhà và bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu họ hỏi bạn để kéo dài thời hạn, và việc đó thì không ảnh hưởng đến sự sống hay cái chết thì hãy cố gắng sắp xếp lại nó.
  3. Kiểm tra thường xuyên: hãy chắc là bạn giao tiếp và hỏi nhân viên về những việc họ đang làm. Lắng nghe lo lắng cũng như hỗ trợ họ nếu cần thiết.
  4. Thông báo với nhân viên: dịch bệnh Corona thì đang thay đổi từng giây. Bất cứ khi nào bạn biết về sự thay đổi của nó cái mà ảnh hưởng đến thành viên của bạn, thì hãy chia sẻ với họ ngay lập tức. Nhân viên sẽ đánh giá cao những thông tin đến từ bạn hơn là những thông tin vịt.
  5. Giữ cam kết: nếu bạn đã hứa đưa cho ái đó một bảng đánh giá hiệu suất hoặc tăng lương cho họ, thì hãy giữ những cam kết của bạn. Trong khi có lẽ bạn không thích, những bảng đánh giá hiệu suất có thể được làm thông qua các phần mềm hội nghị truyền hình như Zoom. Miễn là nhân viên sẵn sàng để xử lý bảng lương, thì bạn không nên chậm trễ trong việc điều chỉnh lương.
  6. Nói về tương lai một cách tích cực: thế giới thì đang bao trùm bởi sự u sầu và buồn bã. Nhưng bạn hãy tiếp tục nhìn vào tương lai. Bàn về các dự án đang thực hiện và những sáng kiến đang trên đường chân trời. Hãy nhắc nhở với nhân viên là bạn rất vui mừng vì có họ trong đội.
  7. Tìm những dấu hiệu cho thấy nhân viên muốn rời đi: hãy ghi chú lại những dấu hiệu cho thấy nhân viên đang giữ khoảng cách với bạn và những thành viên khác khác. Việc này bao gồm những lần trả lời điện thoại trễ hơn thời gian trung bình, bỏ lỡ các cuộc họp (dù là ảo hoặc gặp trực tiếp), và ít giao tiếp hơn bình thường.

Hãy tin vào sự quyết tâm của bản thân. Nếu bạn nghĩ nhân viên của bạn thì đang chủ động tìm kiếm một công việc nào đó khác, và bạn thật sự muốn người này ở lại, hãy lấy can đảm và đề nghị một cuộc hội thoại để kiểm tra giả thuyết của họ.

 

Nguồn: Forbes

 

Các tin khác

  1. Thực Sự Kết Nối Với Nhân Viên Và Trao Quyền Cho Họ
  2. Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Kiên Cường Hơn Trong Khủng Hoảng
  3. Cách Xác Định Giá Trị Công Ty Của Bạn Trong 4 Bước
  4. 10 Bước Để Nhà Lãnh Đạo Vượt Qua Giai Đoạn Khủng Hoảng Vi-rút Corona
  5. Làm Thế Nào Để Giữ Chân Những Nhân Viên Giỏi Của Bạn?
  6. Đây Là Lý Do Google Cấm Quảng Cáo Khẩu Trang Y Tế
  7. 5 Số Liệu Thống Kê Giúp Quản Lý Truyền Thông Hiệu Quả Trên Facebook
  8. Covid – 19 Đã Buộc Các Doanh Nghiệp Phải Thay Đổi Văn Hóa Của Họ Như Thế Nào?
  9. Bạn Mắc Sai Lầm Nào Trong 5 Sai Lầm Này Khi Lãnh Đạo Mọi Người?
  10. Bạn Có Nên Nhắn Tin Với Sếp?