Bạn muốn tự thành lập doanh nghiệp?

Đặc điểm của các doanh nhân thành công không thay đổi mấy trong thời đại số: Bạn cần nhiều người có khả năng đóng góp hơn là những người chỉ có khả năng xây dựng thương hiệu, và mấu chốt nằm ở việc phải có một kĩ thuật viên là thành viên, hoặc làm việc sát sao cùng đội ngũ thành lập công ty.  Là một giáo sư, Galloway nghiên cứu về kinh doanh và với tư cách một doanh nhân, ông cũng từng thành lập nhiều doanh nghiệp. Galloway đã cho ra 4 câu hỏi mà bạn phải trả lời nếu bạn đang nghiêm túc cân nhắc muốn tự bay trên đôi cánh của mình:

 

 

1. Bạn đã sẵn sàng để kí mặt sau của tấm séc chưa?

Có rất nhiều người có đủ khả năng để thành lập nên những doanh nghiệp đầy triển vọng và thành công nhưng họ lại không làm thế. Vì sao ư? Vì họ không sẵn lòng bỏ ra 80 tiếng làm việc mỗi tuần rồi lại phải viết séc chi trả cho chính công ty của họ thay vì nhận được tấm séc cho những nỗ lực của họ.

Trừ khi trước đây bạn đã từng tự thành lập doanh nghiệp và dẫn dắt nó đến bước đường thành công, hoặc bạn biết bạn có nguồn vốn sẵn có, bạn sẽ phải tự chi trả cho công ty của bạn đồng thời làm việc bằng tất cả những gì bạn có cho đến khi công ty bạn tạo ra lợi nhuận. Và hầu như các công ty khởi nghiệp không bao giờ kiếm được đủ số tiền cần thiết. Người ta không thể bấu víu vào lý tưởng về việc đi làm không cần trả lương và hơn 99% sẽ không bao giờ mạo hiểm số vốn của họ chỉ cho niềm vui làm việc thuần khiết.

 

2. Bạn có chịu đựng được thất bại công khai không?

Đa số các thất bại đều được giữ riêng tư: bạn quyết định trường luật không dành cho bạn (vì bạn rớt bài thi đầu vào), bạn quyết định giành nhiều thời gian hơn cho con cái (vì bạn bị đuổi việc), hoặc bạn quyết định thực hiện những dự án cá nhân (vì bạn không tìm được việc).

Nhưng bạn không thể giấu diếm thất bại kinh doanh của bạn. Đó là quyết định của bạn, và nếu bạn giỏi thế thì doanh nghiệp của bạn phải thành công chứ phải không? Sai hoàn toàn. Và nếu nó thất bại thì bạn sẽ cảm giác như lúc bạn tè dầm hồi học tiểu học và bị một đám mấy đứa lớp lớn hơn cười nhạo vậy.

 

3. Bạn thích buôn bán chứ?

Cụm từ ‘doanh nhân’ đồng nghĩa với ‘nhân viên bán hàng’. Bạn thuyết phục mọi người gia nhập doanh nghiệp của bạn, thuyết phục họ ở lại, thuyết phục nhà đầu tư và đương nhiên là thuyết phục cả khách hàng nữa. Không quan trọng bạn đang quản lý một cửa hàng nhỏ ở góc đường hay trên trang web Pinterest – bạn phải cực kì giỏi trong khoản thuyết phục người khác nếu bạn có kế hoạch khởi nghiệp.

‘Buôn bán’ là khi bạn phải gọi điện cho những người không muốn nghe bạn nói, giả vờ rằng bạn cũng thích họ, bị đối xử tệ hại rồi lại phải gọi lại cho họ lần nữa. Galloway sẽ không thành lập thêm doanh nghiệp nào nữa nếu cái tôi của ông quá lớn để có thể thuyết phục người khác. Mặc dù vậy, ông tin rằng tại công ty hiện tại của ông thì mức độ tiếp theo chính là tự sản phẩm của công ty có thể bán chính nó. Chuyện này đôi khi có xảy ra. Kinh doanh là công việc buôn bán với những nhiệm vụ tiêu cực mà bạn phải thực hiện cho đến khi tăng vốn, sinh lời hoặc phá sản – tùy theo cái gì tới trước.

Tin tốt là: Nếu bạn thích ‘buôn bán’ và bạn làm giỏi việc đó, bạn sẽ luôn làm ra nhiều tiền hơn bất kì đồng nghiệp nào của bạn, và họ sẽ ghen ghét với bạn vì điều đó – việc này còn liên quan đến sự chăm chỉ của bạn nữa.

 

4. Bạn mạo hiểm đến mức nào?

Trở nên thành công trong một doanh nghiệp lớn là không dễ dàng, và nó đòi hỏi những kĩ năng đặc biệt. Bạn phải đối xử tốt với mọi người, chịu đựng bất công và vô lý mọi lúc mọi nơi, và phải hiểu biết chính trị để được các đối tác quan trọng chú ý và nhận được sự hỗ trợ từ các cấp điều hành. Mặc dù vậy, nếu bạn giỏi khi làm việc tại các doanh nghiệp lớn, thì hãy giữ nguyên như vậy, đừng quan tâm đến những điều kì dị các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt. Vì Galloway không có các kĩ năng cần thiết để thành công ở các công ty lớn của Mỹ, nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế trong lịch sử, nên đối với ông, kinh doanh là một cơ chế tồn tại,

Với những câu chuyện không hồi kết về các tỉ phú bỏ học đại học, chúng ta đang lãng mạn hóa tinh thần kinh doanh hơn thực tế. Vậy nên trước khi bạn bước chân vào sự hỗn loạn này, hãy tự hỏi bản thân và những người bạn tin tưởng những câu hỏi trên về tính cách và kĩ năng của bạn.

Dịch bởi Findjobs.vn

 

Nguồn: Ideas Ted
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 3 bước giúp bạn vượt qua ngày dài mệt mỏi
  2. Phong độ sa sút, phải làm sao?
  3. Làm Sao Để Phỏng Vấn Online Thành Công?
  4. Người làm được việc lớn trước tiên phải đúng giờ: Trễ hẹn là biểu hiện của một kẻ vô kỉ luật, ích kỉ và không đáng tin cậy!
  5. Mua xe
  6. Nhân viên mới đi làm phải làm sao để lấy lòng sếp?
  7. Sai lầm cơ bản của những ai muốn thành công: Chăm chăm quản lý thời gian mà bỏ quên đi điều quan trọng này
  8. Người Đức: Ốm thì nghỉ, dành nhiều thời gian cho bản thân
  9. Ứng viên quá giỏi không được nhà tuyển dụng hứng thú? Tại sao?
  10. Sự hài hước là chìa khóa bức phá nơi công sở

Tìm công việc mơ ước