Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 1) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả

Khi bạn quyết định giải quyết trực tiếp xung đột, bạn nên có một cuộc trò chuyện với đối phương ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần dành thời gian để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và tăng cơ hội để bạn và đối phương tiến đến một giải pháp tốt hơn.

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn chuẩn bị cho một cuộc trò chuyện hiệu quả.

Kiểm tra tư duy của bạn

Nếu bạn đã sẵn sàng cho cuộc trò chuyện khó nhằn này, nhiều khả năng xảy ra bạn sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tức giận hoặc khó chịu. Để giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực này, bạn hãy thử suy nghĩ về nó như là một cuộc trò chuyện không tính phí. Ví dụ: thay vì đưa ra phản hồi tiêu cực, bạn đang có một cuộc trò chuyện mang tính chất xây dựng để phát triển. Hoặc bạn sẽ không nói "không" với sếp của mình, thay vào đó bạn đưa một giải pháp thay thế.

"Một cuộc trò chuyện khó nhằn sẽ theo hướng giải quyết tích cực khi bạn nghĩ về nó như là chỉ là một cuộc hội thoại bình thường" theo ông Holly Weeks, một chuyên gia truyền thông. Hãy trung thực với chính mình về cách cuộc trò chuyện có thể được diễn ra khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, nếu bạn có thể xây dựng sẵn khung cho cuộc hội thoại lại càng tốt. Bạn có thể tự nói với chính mình rằng: “Chúng ta phải nói về những điều khó khăn, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề vì Carol và tôi luôn tôn trọng nhau."

Bạn nên biết mình đang ở đâu và tập trung vào nó để đạt những điều mình đặt ra từ cuộc trò chuyện. "Giả sử bạn có một cái gì đó để tìm hiểu; giả sử có một giải pháp sáng tạo hơn bạn đã nghĩ đến, "ông Jeff Weiss, tác giả của cuốn sách HBR Guide to Negotiating.

Với việc tham gia vào cuộc trò chuyện với một tâm trí cởi mở, bất kể lập trường của đồng nghiệp của bạn như thế nào, tôi tin chắc rằng bạn sẽ tìm thấy mặt bằng chung giữa 2 người.

Hãy đón xem các phần tiếp theo từ Findjobs nhé!

 

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 6 Cách Tận Dụng Thời Gian Trống Tại Văn Phòng Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn
  2. Làm Thế Nào Dễ Dàng Vượt Qua Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Mở? – Phần 2
  3. Làm Thế Nào Dễ Dàng Vượt Qua Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Mở? – Phần 1
  4. Bật Mí Bí Mật Của Steve Jobs Để Sáng Tạo Hơn Trong Công Việc
  5. Làm Thế Nào Để Nhà Tuyển Dụng Thấy Bạn Là Ứng Viên Mang Lại Giá Trị Cho Doanh Nghiệp?
  6. Đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền, phải làm sao?
  7. Không Cần CV Đặc Sắc, Bạn Vẫn Là Ứng Viên Sáng Giá Nhờ 8 Bí Kiếp Dưới Đây
  8. 5 Bước Đánh Giá Xung Đột Hiệu Quả Chốn Công Sở - Bước 2: Xác Định Cách Tiếp Cận Xung Đột
  9. 2 Yếu Tố Khiến Bạn Không Được Mời Đến Buổi Phỏng Vấn Lần Hai
  10. Nếu Nhà Phỏng Vấn Hỏi Bạn Mức Lương Mong Muốn Là Bao Nhiêu, Tuyệt Đối Không Nói Con Số: 3 Bước Trả Lời Giúp Bạn Có Mức Lương Như Ý

Tìm công việc mơ ước