6 Cách Để Giải Quyết Xung Đột Trong Công Việc

Khi tham gia vào một nhóm gồm nhiều người thì xung đột xảy ra là điều không tránh khỏi. Kể cả những ứng viên bạn đã sàn lọc rất kỹ trong khi phỏng vấn vì lúc đó học đã có thể có những câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi “Nếu có xung đột bạn sẽ xử lý như thế nào?”. Thật không may, những câu trả lời trong phỏng vấn chỉ đảm bảo để họ có được công việc mà thôi.

Xung đột trong công việc có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau: giữa hai nhân với nhau, giữa các nhóm hoặc giữa các giám sát viên với các thành viên trong nhóm của họ. Vấn đề khó khăn nhất có thể xảy ra trong trường hợp này nhưng bạn đừng lo giải quyết xung đột nhóm là có thể.

 

 

1. Xử lý ngay khi có xung đột

Khi xung đột xảy ra đừng cố gắng né tránh nó hay giả vờ như nó không xảy ra. Khi thời gian trôi qua căng thẳng sẽ tăng lên và chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Xử lý những xung đột càng sớm càng tốt trước khi những cảm giác tồi tệ đó ảnh hưởng đến công việc cũng như tổ chức của bạn.

Nếu bạn thấy mâu thuẫn giữa các nhân viên hãy khuyến khích họ tìm cách giải quyết. Nếu xung đột xảy ra giữa hai bộ phận thì đây là thời điểm tốt để cải thiện giao tiếp liên bộ phận. Nếu bạn có mâu thuẫn có mâu thuẫn với một trong các nhân viên của mình, hãy giải quyết mâu thuẫn với họ một cách riêng tư.

2. Hãy ngồi lại nói chuyện với nhau

Lựa chọn thời gian và địa điểm mà bạn có thể nói chuyện trong một khoảng thời gian dài mà không bị ảnh hưởng từ bên ngoài

Khi gặp nhau, một người cần có đủ thời gian để nói những gì người đó tin rằng bên kia cần nghe. Và điều quan trọng là đừng để bất kỳ quan điểm cá nhân nào kiểm soát cuộc trò chuyện. Mỗi người nên nói về những bất đồng và cảm giác của mình về tình huống đó. Hãy nhớ rằng, đây không phải thời gian để tấn công hoặc gán tội, hãy tập trung vào vấn đề chứ không phải ý kiến của bạn về người kia.

3. Luôn lắng nghe

Đó là điều cần thiết để tập trung vào người đang nói chuyện, đừng ngắt lời người khác. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những gì mà phía đối phương muốn nói với bạn. Và lặp lại những gì bạn đã nghe để xác nhận rằng bạn đã hiểu đúng. Bạn có thể nói “Hãy để tôi chắc chắn rằng tôi hiểu những gì bạn nói. Bạn đang khó chịu về…vì…”

Đặt câu hỏi làm rõ nếu cần. Bạn có thể yêu cầu người kia lặp lại nếu bạn chưa hiểu rõ. Lắng nghe luôn luôn là để đạt được sự thấu hiểu. Đừng làm cho bản thân mình trở nên mâu thuẫn với những lời nói của người khác.

4. Tìm điểm tương đồng

Cuộc trò chuyện của bạn sẽ chủ yếu tập trung vào những bất đồng và bạn có thể giải quyết chúng bằng những điểm tương đồng. Bạn nên tìm thấy những điểm tích cực trong cuộc trò chuyện thay vì những điểm tiêu cực.

Làm sáng tỏ sự tương đồng bằng cách chia sẻ các ý kiến mà bạn đồng quan điểm với những người khác. Ví dụ: bạn không đồng ý với những chiến thuật bán hàng mới, bạn có thể chia sẻ những gì bạn thích về chiến thuật đó để tạo động lực hơn cho nhóm của bạn. Tìm kiếm điểm tương đồng thể hiện sự sẵn sàng của bạn trong việc cải thiện mối quan hệ và mong muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài.

5. Cung cấp sự chỉ dẫn

Nếu bạn ở vị trí lãnh đạo, có những lúc bạn cần phải hòa giải xung đột trong công việc. Đừng bao giờ đứng về một phía, hãy nhớ rằng bạn chỉ ở đó để giúp nhân viên của bạn giải quyết vấn đề của họ.

Bạn có thể điều hướng cuộc trò chuyện. Và nếu cuộc trò chuyện sai lệch với vấn đề bạn sẽ cần điều hướng cuộc trò chuyện trở lại đúng với chủ đề của nó. Nếu bạn đang ở vị trí đưa ra các lời khuyên cho các bước tiếp theo của công việc, bạn hãy nêu bật các khía cạnh tích cực của quy trình và các đề xuất liên quan mà họ có thể thực hiện sau cuộc họp.

6. Đừng để bụng, nhanh chóng bỏ qua vấn đề

Mỗi xung đột đều cần có giải pháp rõ ràng, bỏ qua cảm xúc cá nhân và tìm ra giải pháp hàn gắn chúng. Hãy nói “xin lỗi”, nói với người khác rằng bạn thực sự xin lỗi vì bất kỳ lời nói hay hành động xấu nào với người khác và bạn cũng cần tha thứ cho người khác về lỗi lầm của họ.  

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Entrepreneur

 

Các tin khác

  1. Làm Sếp Cũng Phải Học: Cho Nhân Viên Nghỉ Việc Thì Dễ, Khiến Nhân Viên Nể Phục Chỉ Người Thông Minh, Khéo Léo Mới Biết Cách
  2. 5 Nguyên Tắc Trong Việc Tuyển Dụng Những Nhân Viên Đầu Tiên
  3. Social Proof là gì? Tầm quan trọng của Social Proof với các Recruitment Agency.
  4. Thế Hệ Z Sẽ Thay Đổi Nơi Làm Việc Trong Tương Lai Như Thế Nào?
  5. Điều Gì Thực Sự Giữ Chân Nhân Viên Giỏi Ở Lại Công Ty?
  6. Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp phù hợp “Kỷ nguyên số”
  7. Động Viên Nhân Viên Qua Thiết Kế Công Việc
  8. Lợi ích của sự đa dạng trong môi trường làm việc
  9. Thực ra gần nửa số CEO của các doanh nghiệp bị đuổi việc
  10. 9 Thay Đổi Lớn Đang Định Hình Lại Quy Trình Tuyển Dụng Hiện Đại