5 Kiểu Đồng Nghiệp Xấu Tính Và Cách Đối Phó

Theo một cuộc khảo sát của Đại học Olivet Nazarene , nguyên nhân số một của căng thẳng ở nơi làm việc là các mối quan hệ giữa các cá nhân. Trên thực tế, 36% những người được khảo sát thừa nhận đã thay đổi công việc do đồng nghiệp khó chịu hoặc kiêu ngạo, và 96% tiết lộ rằng họ thường xuyên khó chịu với đồng nghiệp của mình.

Tất cả chúng ta đều đã từng đối mặt với những đồng nghiệp xấu tính — người khiến bạn thất vọng đến mức bạn cảm thấy muốn “tức điên lên”. Chìa khóa giải quyết vấn đề là học cách đối phó với họ theo cách có lợi cho cả bạn và tổ chức. Dưới đây là năm loại tính cách xấu của đồng nghiệp và cách xử lý:

Người lười biếng

Có mặt ở bất cứ công ty nào — người lười biếng có sở trường làm những công việc ở mức tối thiểu trong khi họ có thể làm tốt hơn thế. Câu hỏi đầu tiên để tự hỏi bản thân là liệu hành vi của họ có đang ảnh hưởng trực tiếp đến bạn hay không. Nếu điều đó không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn thì đó có thể không phải là vấn đề. Nhưng nếu người đồng nghiệp khó tính này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của bạn hoặc công ty nói chung, thì đã đến lúc bạn phải lên tiếng.

Cách xử lý: Bước đầu tiên là tiếp cận họ một cách trực tiếp và chuyên nghiệp. Đơn giản chỉ cần nêu rõ công việc của họ (hoặc thiếu công việc đó) ảnh hưởng trực tiếp đến bạn như thế nào. Hỏi họ xem hành vi của họ là cố ý hay vô ý. Đối với tất cả những gì bạn biết, có thể có những tình tiết giảm nhẹ. Ghi lại trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, đảm bảo mọi người đều phải chịu trách nhiệm về công việc của mình. Và theo dõi những nỗ lực của mọi người để khắc phục tình hình. Nếu vẫn thất bại, có thể đã đến lúc liên hệ với người quản lý của bạn.

Người hay phàn nàn

Tất cả chúng ta đều là con người và việc phàn nàn nhất định có thể là điều bình thường. Nhưng làm việc với một người hay phàn nàn kinh niên thì thật mệt mỏi. Họ tập trung vào điều tiêu cực và tìm kiếm lý do thay vì giải pháp. Và điều tồi tệ nhất của người đồng nghiệp này là họ có xu hướng kéo tinh thần của cả tập thể xuống.

Cách xử lý: Đầu tiên, bạn có thể cố gắng chuyển hướng quan điểm của họ bằng cách thừa nhận những bất bình của họ và sau đó thay đổi chủ đề một cách tinh tế. Một lựa chọn khác là khuyến khích họ tìm ra giải pháp. Đặt những câu hỏi như, "Bạn có đề xuất gì hay để chúng ta giải quyết vấn đề này không?" Ngoài ra, hãy nói rõ với người đồng nghiệp khó tính này rằng mọi thứ sẽ không thay đổi nếu họ tiếp tục than phiền triền miên.

Kẻ tranh công

Không có gì tức giận hơn việc ai đó tước đi công sức của bạn. Những người đồng nghiệp này yêu thích “ánh đèn sân khấu” và thích dành công lao của đồng đội — thường họ làm vậy để che đậy những bất an bên trong họ.

Cách xử lý: Giữ hồ sơ về công việc, thành tích của bạn đã làm và đạt được, hoặc thường xuyên gửi các báo cáo tiến độ công việc cho quản lý của bạn. Quan trọng nhất, hãy “tự khoe khoang” —nói cách khác, công khai công nhận mọi việc bạn làm. Vì nếu bạn không ghi nhận thành tích của mình, rất có thể người khác sẽ làm điều đó thay bạn.

“Người tự cho mình là hay”

Chắc chắn là bạn sẽ biết đến loại người này, họ có xu hướng độc chiếm các cuộc trò chuyện, gạt bỏ ý kiến ​​đóng góp của người khác và đưa ra quyết định mà không xem xét ý kiến mọi người xung quanh. Nhìn chung, họ thích kiểm soát tất cả, là người lắng nghe kém và thái độ tổng thể của họ có thể được tóm tắt bằng câu nói là “nghe và làm theo ý tôi, hoặc không bàn đến chuyện này nữa”.

Cách xử lý: Đầu tiên, hãy tiếp cận người đồng nghiệp khó tính này như một đồng minh. Bạn thậm chí có thể yêu cầu họ giúp đỡ để giải quyết một vấn đề khó khăn trong công việc. Bằng cách tìm kiếm lời khuyên của họ, nó sẽ báo hiệu mong muốn có một mối quan hệ tích cực của bạn. Nếu hành vi của họ không thay đổi và công việc của bạn đang gặp khó khăn, tốt nhất bạn nên giải quyết trực tiếp với họ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói, "Tôi tôn trọng bạn và muốn thảo luận về điều gì đó đang ảnh hưởng đến tôi." Bằng cách trò chuyện chân thành trực tiếp, bạn có thể giúp họ hiểu vấn đề họ đang gặp phải. Có khả năng họ không biết hành động của mình đang ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Người nhiều chuyện

Theo Tiến sĩ Peggy Drexler, nói chuyện phiếm là một cách để con người gắn kết với nhau hơn. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, những lời đàm tiếu có thể gây tổn hại và tạo ra bầu không khí căng thảng và giận hờn tại nơi làm việc. Sẽ có một đồng nghiệp nào đó của bạn dường như luôn có tin tức mới nhất về mọi người, nhưng tin đồn của họ có thể gây tổn hại cho tổ chức.

Cách xử lý: Tránh tham gia vào bất kỳ câu chuyện phiếm nào của họ và cố gắng bào chữa cho bản thân khỏi những cuộc trò chuyện tiêu cực. Ngay khi những gì đang nói trở nên thiếu chuyên nghiệp, bạn chỉ cần nói điều gì đó như: “Tôi xin lỗi vì đã ngắt lời, nhưng tôi thực sự không cảm thấy thoải mái khi nói về đồng nghiệp theo cách này”. Một chiến thuật khác là thay đổi chủ đề trở lại các chủ đề liên quan đến công việc. Nếu bạn phát hiện ai đó tung tin đồn ác ý, hãy nhắc họ rằng việc buôn chuyện có thể làm tổn hại đến sự nghiệp của ai đó và lịch sự yêu cầu họ dừng lại.

Không nơi làm việc nào là không có đồng nghiệp xấu tính. Và bỏ qua chúng không phải là một lựa chọn nếu bạn muốn tiến lên. Hãy thử phối hợp những chiến lược này và linh hoạt với tính cách cá nhân. Bằng cách điều chỉnh lại một ít, bạn sẽ giúp đồng nghiệp của mình có được tính cách và phong cách giao tiếp tốt hơn đồng nghiệp mà bạn từng biết.

 

Dịch bởi: Findjobs

Nguồn: Forbes
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Năm Chiến Lược Đàm Phán Lương Cho Nhân Viên Cấp Cao
  2. Gian Khổ Tạo Nên Khả Năng Phục Hồi Như Thế Nào?
  3. Bức Thư Giữa Hai Ngừơi Bạn Và Câu Chuyện Về Sự Thăng Tiến Trong Sự Nghiệp
  4. "Sếp Dí", "Khách Rượt" Giờ Nghỉ Trưa
  5. 4 Yếu Tố Từ Thời Thơ Ấu Là Dấu Hiệu Mạnh Mẽ Của Thành Công
  6. Trí Tuệ Cảm Xúc EQ Và Bí Mật Nơi Công Sở
  7. 6 Kiểu Đồng Nghiệp Cần Đề Phòng Nơi Công Sở
  8. 8 Chứng Chỉ Thực Sự Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
  9. Kéo Gần Mối Quan Hệ Với Sếp Và Đồng Nghiệp Trong Giờ Ăn Trưa
  10. Gợi Ý Cách Đặt Mức Lương Phù Hợp

Tìm công việc mơ ước