Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 2) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả

Khi bạn quyết định giải quyết trực tiếp xung đột, bạn nên có một cuộc trò chuyện với đối phương ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần dành thời gian để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và tăng cơ hội để bạn và đối phương tiến đến một giải pháp tốt hơn.

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn chuẩn bị cho một cuộc trò chuyện hiệu quả.

Hiểu Rõ Quan Điểm Của Đối Phương

Hãy cố gắng hiểu được đồng nghiệp của bạn có thể đang nghĩ gì. Nếu bạn đã suy nghĩ về điều này khi phân tích xung đột thì đấy là dấu hiệu tốt đấy, tuy nhiên, bạn cần phải phân tích sâu hơn một tí.

Đối phương cua bạn có lý do chính đáng về cách cô ấy cư xử với bạn. Lý do đó là gì?

“Hãy cố gắng tưởng tượng đặt bạn vào vị trí của đối phương. Bạn có thể nhận ra được nhiều điều bằng từ việc đó.” Jonathan Hughes nói. Hãy nghĩ về những gì đang xảy ra với đối phương. Hãy tự hỏi bản thân: Tôi sẽ làm gì nếu tôi là cô ấy? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi là người báo cáo cho chính tôi? Nếu tôi là sếp của tôi thì sao?

Bạn cũnng hãy tự hỏi bản thân: Cô ấy đang cố gắng đạt được điều gì trong cuộc xung đột? Bạn sẽ cần biết mục tiêu của cô ấy là gì nếu bạn muốn giải quyết nó. Xác định những nơi bạn có thể nhìn thấy trực tiếp các vấn đề. Điểm chung này sẽ cho bạn cơ sở để cùng giải quyết vấn đề.

“Bạn thử hỏi đồng nghiệp của mình xem theo anh ấy thì đối phương của bạn đang suy nghĩ gì. Hãy chắc chắn rằng đó là người bạn tin tưởng” Hughes nói. Bạn có thể bắt đầu với câu nói sau: “Tôi muốn một số lời khuyêntừ bạn. Trước đây, tôi không làm việc nhiều với Akiko, nhưng bạn có làm việc với cô ấy. Bạn có thể chia sẻ với tôi tính cách của cô ấy trong tình huống xung đột này không?" Đừng sử dụng cuộc trò chuyện để trút bầu tâm sự và tìm kiếm sự xác thực.

Karen Dillon, tác giả của HBR Guide to Office Politics chia sẻ: “Hãy mô tả tình huống xung đột cho anh ta một cách trung lập nhất có thể. “Hãy cho anh ta biết những lỗi và sai sót mà bạn có thể thông cảm được nhưng không phải phản hồi mang tính xây dựng, vì vậy hãy tập trung vào vấn đề”.

Bạn có thể sẽ không thể thu thập hết tất cả thông tin bạn muốn về đồng nghiệp của mình và sở thích của cô ấy trước khi ngồi lại với nhau nói chuyện. Weiss nói, "Hãy tạo ra một bộ câu hỏi để hỏi để lấy được thông tin quan trọng và kiểm tra bất kỳ giả thuyết nào bạn đưa ra xem nó có đúng không." Điều này sẽ giúp bạn khi bạn đối mặt trực tiếp với đối phương, điều này cho thấy bạn quan tâm đến quan điểm của cô ấy để suy nghĩ trước và tìm hiểu thêm về cách cô ấy nhìn nhận tình huống.

Ngoài việc suy nghĩ về tình huống của đối phương, bạn nên xem xét thêm xu hướng tự nhiên của đối phương trong việc xử lý mối quan hệ và phong cách giao tiếp của cô ấy.

Đón xem phần tiếp theo từ Findjobs.vn nhé!

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 3 Lời Khuyên Ứng Xử Giúp Nghỉ Việc Xong Vẫn Làm Bạn Với Sếp Cũ
  2. 3 Cách Để Phát Hiện “Người Sếp Tồi” Trong Buổi Phỏng Vấn
  3. Cách Làm Việc Với Đồng Nghiệp Không Hợp Tác
  4. Ý Tưởng Của Bạn Không Có Gì Mới Mẻ, Đừng Lo Lắng – Quan Trọng Là Giá Trị
  5. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 1) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả
  6. 6 Cách Tận Dụng Thời Gian Trống Tại Văn Phòng Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn
  7. Làm Thế Nào Dễ Dàng Vượt Qua Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Mở? – Phần 2
  8. Làm Thế Nào Dễ Dàng Vượt Qua Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Mở? – Phần 1
  9. Bật Mí Bí Mật Của Steve Jobs Để Sáng Tạo Hơn Trong Công Việc
  10. Làm Thế Nào Để Nhà Tuyển Dụng Thấy Bạn Là Ứng Viên Mang Lại Giá Trị Cho Doanh Nghiệp?

Tìm công việc mơ ước