Hướng Nội, Hướng Ngoại, Vừa Hướng Nội Vừa Hướng Ngoại,… Công Việc Nào Phù Hợp Với Bạn? (Phần 1)

Bạn được tiếp năng lượng từ đâu?

Mặc dù đây không phải là câu hỏi phổ biến, nhưng nó là câu hỏi hướng đến một mục đích rõ ràng. Câu hỏi này tiết lộ liệu bạn có phù hợp với môi trường này không.

Là một nhà huấn luyện nghề nghiệp giúp hàng nghìn khách hàng tìm ra con đường sự nghiệp phù hợp với họ, tôi đã phát hiện ra rằng công việc tốt nhất không phải lúc nào cũng dựa trên ngành bạn đang làm hoặc nền tảng giáo dục của bạn. Công việc tốt nhất chính là sự nghiệp đó có phù hợp với con người thật, tính cách của bạn hay không? Một trong những tính cách đặc biệt nhất về bản thân là liệu bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. 

Người hướng nội nhận thường có nhiều năng lượng từ ở một mình , trong khi người hướng ngoại có xu hướng có nhiều năng lượng hơn khi tướng tác với người khác.  

Cô ấy gật đầu và trả lời, "Chà, đôi khi tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng khi làm việc một mình, và đôi khi tôi lại có năng lượng khi làm việc theo nhóm ... Điều đó có ý nghĩa gì?" 

Nếu bạn đồng ý với câu trả lời của cô ấy, bạn có thể là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại.

Tính cách là một yếu tố quyết định rất lớn đến cách bạn chọn công việc của mình. Mức độ hướng nội hoặc hướng ngoại của bạn sẽ ảnh hưởng chặt chẽ đến môi trường làm việc của bạn.

Dưới đây là ba cấp độ tính cách và chúng tôi sẽ tiết lộ con đường sự nghiệp nào thể hiện chính bản chất tự nhiên và tối ưu hóa sức mạnh của bạn.

1. Hướng ni

Bạn là ai? 

Bạn thích sống ẩn, không thích phô trường, bạn thích dành thời gian một mình để đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng sáng tạo. Bạn được tiếp thêm năng lượng từ việc ở một mình, bạn có  thể tưởng tượng ra nhiều ý tưởng, viễn cảnh khi ở một mình hơn những người hướng ngoại.

Những khả năng đặc biệt này có thể được giải thích trên bình diện sinh lý. Người hướng nội đã được phát hiện có lưu lượng máu đến thùy trán của họ cao hơn, phần não hỗ trợ trí nhớ và giải quyết vấn đề. Người hướng nội được biết đến là những người có khả năng đồng cảm cao và có khả năng hùng biện và suy nghĩ sâu sắc bằng lời nói của họ. 

Các dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng nội

  • Trong mối quan hệ, bạn chú trọng đến chất lượng trong mối quan hệ hơn là số lượng.
  • Ở vị trí lãnh đạo, bạn thường tán dương điểm mạnh của cả đội hơn là tự mình tỏa sáng. 
  • Bạn suy nghĩ trước khi nói và là một người biết lắng nghe.  
  • Bạn thích viết hơn là nói.
  • Ở những nơi đông người, bạn thường mệt. Bạn khó tập trung,  mơ mộng hay suy ngẫm thường là cách bạn thường làm khi ở nơi đông người.

Bạn nên chọn con đường sự nghiệp của mình như thế nào?

Những công việc cho phép bạn tự do làm việc một mình thường xuyên. Bạn có khả năng tiếp nhận một dự án hoặc bản báo cáo vấn đề và sau đó dành thời gian một mình để giải quyết vấn đề, đó là cách bạn làm việc tốt nhất. Các vị trí nhưbiên tập viên, nhà thiết kế đồ họa, quản lý nội dung, bếp trưởng và kỹ sư phần mềm là những công việc lý tưởng cho người hướng nội.

Tôi muốn thành công, thì phải làm gì?

Khi bạn xem xét cách bố trí môi trường làm việc mở, sự tương tác với việc chia sẻ trên mạng xã hội và tính nhất quán với các sự kiện xã hội cộng đồng. Rõ ràng đây là những điều hướng đến người hướng ngoại. Điều này khiến nhiều người hướng nội cảm thấy xấu hổ hoặc suy nghĩ tiêu cực. Đầu quan trọng nhất là bạn phải nhận ra được điểm mạnh bên trong việc sống nội tâm. 

Bạn hãy nhận ra được rằng môi trường hoặc tình huống cụ thể nào có thểkích thích bạn. Nếu môi trường quá ồn ào, bạn có thể mang theo tai nghe hoặc nút tai chống ồn để giúp tập trung vào công việc của bạn. Nếu tại các sự kiện lớn, bạn có thể tìm các nhóm nhỏ tổ chức các buổi chia sẻ để xây dựng các mối quan hệ. Bạn càng hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn gặp khó khăn, bạn sẽ càng dễ tạo ra môi trường làm việc phát huy được thếmạnh của bạn.

 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Forbes
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Làm Thế Nào Để Thay Đổi Công Việc Trong Độ Tuổi Trung Niên?
  2. 5 Cách Đơn Giản Để Tối Đa Hóa Việc Tìm Việc Của Bạn
  3. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 2
  4. Bạn Có Đang Sở Hữu Tư Duy Chủ Động Để Thành Công?
  5. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 1
  6. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 2) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả
  7. 3 Lời Khuyên Ứng Xử Giúp Nghỉ Việc Xong Vẫn Làm Bạn Với Sếp Cũ
  8. 3 Cách Để Phát Hiện “Người Sếp Tồi” Trong Buổi Phỏng Vấn
  9. Cách Làm Việc Với Đồng Nghiệp Không Hợp Tác
  10. Ý Tưởng Của Bạn Không Có Gì Mới Mẻ, Đừng Lo Lắng – Quan Trọng Là Giá Trị

Tìm công việc mơ ước