Làm Thế Nào Để Thay Đổi Công Việc Trong Độ Tuổi Trung Niên?

Nền kinh tế đầy thách thức đã thúc đẩy nhiều người lao động thay đổi công việc của họ trong độ tuổi trung niên. Thật không dễ gì để thay đổi nghề nghiệp hoặc chuyển sang một ngành mới trong độ tuổi này. Thậm chí khi bạn là sinh viên ra trường không đúng với độ tuổi tiêu chuẩn, cơ hội để chuyển đổi công việc hoặc tìm việc sẽ khó khăn hơn so với các sinh viên trẻ.

Thay đổi nghề nghiệp trong độ tuổi trung niên

Thay đổi nghề nghiệp ở độ tuổi trung niên có thể là những rào cản cho cơ hội việc làm của bạn. Bạn sẽ cần phải nổi bật so hơn so với các ứng viên trẻ tuổi. Dưới đây là bảy chiến lược quan trọng từ các chuyên gia giúp bạn thay đổi nghề nghiệp hoặc tìm việc ở một lĩnh vực mới trong độ tuổi trung niên.

Làm thế nào để tôi nổi bật giữa các ứng viên trẻ tuổi khác?

  • Học thuật: Giành được điểm và thứ hạng cao nhất có thể giúp bạn có cơ hội có được những công việc ưng ý nhất, bất chấp độ tuổi của bạn. Nếu bạn đang theo học trường luật, việc tham gia xét duyệt luật có thể có cơ hội tham gia buổi phỏng vấn.
  • Tận dụng kỹ năng của bạn: Hãy tận dụng các kỹ năng từ các công việc trước đây của bạn trong vị trí mới này. Bạn hãy làm nổi bật những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí hiện tại trong sơ yếu lý lịch, trong các cuộc thảo luận online và buổi phỏng vấn. Ví dụ: nếu bạn là một luật sư và bạn đang chuyển hướng sang viết, bạn có thể nhấn mạnh kinh nghiệm của bạn về việc xem xét luật, giải thưởng viết về pháp lý và chức vụ thư ký chuyên sâu về viết.
  • Nhắm mục tiêu đến đúng nhà tuyển dụng: Nếu bạn có ý định chuyển đổi lĩnh vực làm việc của mình, hãy đảm bảo nhắm mục tiêu đến đúng nhà tuyển dụng. Ví dụ, các công ty luật nhỏ và các cơ sở công ích có xu hướng cởi mở hơn đối với các luật sư chuyển nghề hơn các công ty luật lớn.
  • Tận dụng mối quan hệ: Cho dù bạn đang đi học hay đã tốt nghiệp, kết nối với bạn học, đồng nghiệp, giáo viên và đồng nghiệp có thể giúp bạn có nhiều cơ hội hơn. Chính những quan hệ mà bạn tích lũy được trong quá trình làm việc từ trước tới nay sẽ giúp bạn có những liên hệ mới và tìm hiểu về vị trí mong muốn của mình.
  • Viết sơ yếu lí lịch của bạn đúng cách: Sơ yếu lí lịch của bạn phải thể hiện được hết những kỹ năng và kinh nghiệm có được trong công việc trước đây để đảm nhận một vai trò mới. Ví dụ: nếu bạn đang muốn chuyển hướng từ bán hàng sang ngành luật, bạn có thể nhấn mạnh khả năng trau dồi kinh doanh, tính cách hướng ngoại và kỹ năng tiếp thị của bạn.
  • Có được kinh nghiệm liên quan: Có được nhiều kinh nghiệm trong vị trí bạn muốn ứng tuyển chính là chìa khóa nhanh nhất giúp bạn tìm được công việc của mình. Các nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển những người đã có kinh nghiệm sẵn mà không cần mất phí để đào tạo. Làm thế nào để bạn có được kinh nghiệm? Bạn có thể làm tình nguyện viên cho một tổ chức liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc tạm thời hay theo hợp đồng cũng là những lựa chọn tốt cho bạn.
  • Tích cực: Đừng để những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh bạn “Tôi quá già”, “Không có việc làm”, “Tôi không thể cạnh tranh với những người lao động trẻ hơn.” Thái độ tích cực sẽ giúp bạn tỏa sáng trong các buổi phỏng vấn. Thay vì tập trung vào những hạn chế của tuổi tác, bạn hãy nêu bật cho các nhà tuyển dụng tiềm năng những lợi thế cạnh tranh mà bạn mang lại so với những lao động trẻ hơn như sự trưởng thành, ổn định, cam kết và độ tin cậy. Nếu bạn tin tưởng vào bản thân, nhà tuyển dụng cũng vậy.

 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: The Balance Careers
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 5 Cách Đơn Giản Để Tối Đa Hóa Việc Tìm Việc Của Bạn
  2. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 2
  3. Bạn Có Đang Sở Hữu Tư Duy Chủ Động Để Thành Công?
  4. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 1
  5. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 2) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả
  6. 3 Lời Khuyên Ứng Xử Giúp Nghỉ Việc Xong Vẫn Làm Bạn Với Sếp Cũ
  7. 3 Cách Để Phát Hiện “Người Sếp Tồi” Trong Buổi Phỏng Vấn
  8. Cách Làm Việc Với Đồng Nghiệp Không Hợp Tác
  9. Ý Tưởng Của Bạn Không Có Gì Mới Mẻ, Đừng Lo Lắng – Quan Trọng Là Giá Trị
  10. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 1) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả

Tìm công việc mơ ước