Giới thiệu bản thân thế nào cho ấn tượng?

Bạn hoàn toàn có thể xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội hơn nếu bạn vượt ra khỏi những khuôn mẫu cơ bản nhàm chán khi trả lời câu hỏi “Bạn làm gì?”, theo chuyên gia Joanna Bloor.

Tham dự những sự kiện công sở nghĩa là bạn không thể tránh khỏi việc liên tục nhận được câu hỏi “Bạn làm gì?” Sau nhiều năm lặp đi lặp lại thì đa số chúng ta đều trả lời theo cú pháp “Tôi là [vị trí công việc] ở công ty [tên công ty]”. Và mặc dù đây là câu trả lời mà người hỏi muốn nghe nhưng khả năng cao là nó cũng chỉ đọng lại trong đầu đồng nghiệp bạn cho tới khi người tiếp theo nói gì đó với họ thôi.

“Trả lời chức danh và tên công ty là một văn hóa chung thường thấy nhưng khi làm thế, bạn đang bỏ lỡ cơ hội cho đối phương biết bạn thực sự là ai. Không chỉ là công việc của bạn,” theo Joanna Bloor, CEO của Amplify Labs. Joanna chuyên về giúp đỡ mọi người khám phá và kết nối bản thân với những điều khiến họ khác biệt, từ đó giúp họ xây dựng mối liên kết bền chặt hơn với những người xung quanh.

Và tất cả đều bắt đầu với cách bạn tự giới thiệu bản thân

 Xây dựng lời giới thiệu sẽ mất một chút thời gian và nỗ lực. Nhưng khi thế giới công việc liên tục thay đổi theo cách mà chúng ta không thể lường trước được, thì việc hiểu rõ điều gì khiến bản thân chúng ta khác biệt là vô cùng quan trọng. Sau đây là các cách giúp bạn trả lời câu hỏi “Bạn làm gì?” đặc biệt hơn.

 

 

1. Vượt ra khỏi chức danh của bạn

Điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu chính là bản thân bạn. Bloor thường hỏi khách hàng của cô “Bạn muốn được người khác biết đến vì điều gì?” Đây là câu hỏi không thoải mái lắm nhưng nó giúp mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ. Thay vì dựa vào những thành tựu đã qua, giờ đây bạn buộc phải cân nhắc bạn muốn mình có ảnh hưởng như thế nào.

Bloor cũng dùng chiến thuật này với tác giả. Câu trả lời điển hình cho câu hỏi “Bạn làm gì?” vẫn luôn là “Tôi là nhà báo và biên kịch.” Nhưng sau khi Bloor hỏi tác giả về điều gì khiến anh yêu thích lĩnh vực này và anh mong muốn đạt được gì thông qua nó, Bloor đã giúp tác giả xây dựng một câu trả lời có chiều sâu và thuyết phục hơn: “Thế giới này là một nơi rộng lớn, nên tôi muốn giúp mọi người bằng cách kể lại câu chuyện họ qua ngòi bút nhà báo và biên kịch của tôi.

2. Nghĩ về những vấn đề mà chỉ mình bạn có thể giải quyết

Bloor tin rằng mỗi người chúng ta, không quan trọng nghề nghiệp hay lĩnh vực, đều là một cá nhân có khả năng giải quyết vấn đề. Vậy nên, khi phỏng vấn những người muốn khám phá được câu chuyện độc nhất của bản thân họ, bà cũng cố gắng tìm hiểu về những vấn đề mà họ đặc biệt giỏi giải quyết.

Hãy áp dụng chiến thuật này lên bản thân bạn. Bạn thường giải quyết những công việc gì ở nơi làm việc? Và điều gì khiến bạn đặc biệt làm tốt việc đó? Đóng khung bản thân thành một người chuyên giải quyết vấn đề có thế kích hoạt một phản ứng tức thời khi bạn gặp gỡ người mới. Họ có thể nói “Tôi cũng gặp vấn đề tương tự thế”. Hãy tìm  cách truyền đạt khả năng của bản thân trong một câu nói. Ví dụ như thay vì nói “Tôi là một luật sư chuyên về lĩnh vực luật X”, bạn có thể thay bằng, “Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của hệ thống pháp luật chính là ‘A’. Và với tư cách một luật sư chuyên trách mảng B, tôi đang giúp tìm ra giải pháp bằng cách C”

3. Tham khảo bạn bè và đồng nghiệp để có thêm ý tưởng

Người ta thường không tự nhìn thấy được những kĩ năng của bản thân. “Điểm mạnh của bạn đôi khi đối với bạn lại bình thường như việc thở ra hít vào nên bạn không đánh giá cao nó,” theo Bloor. Nếu bạn đang gặp khó khăn tìm ra tài năng của bản thân, Bloor khuyên bạn nên tìm đến những người hiểu bạn và hỏi họ “Bạn có thấy tôi giỏi ở việc gì mà tôi còn không nhận ra là nó đặc biệt không?” Thường thì bạn sẽ nhận ra những điểm chung trong chủ đề hoặc ngôn từ của họ kể cả khi họ đến từ những mặt khác nhau trong đời sống của bạn.

4. Nhìn lại tuổi thơ của bạn

Nếu bạn vẫn còn thấy bối rối thì cùng bước lên cỗ máy thời gian nào. Nhìn lại bản thân lúc 8 tuổi. Bạn giỏi làm gì lúc đó? Theo Bloor, kĩ năng đặc biệt đó có thể áp dụng cho bản thân bạn trong hiện tại và kể cả tương lai, giúp bạn nhận ra điểm khác biệt giữa bạn và những người xung quanh. Ví dụ như, lúc Bloor 8 tuổi, bà rất giỏi trong việc định hướng và dễ dàng ghi nhớ đường đi leo núi với cha bà. Kĩ năng đó được áp dụng trong công việc trước đây của bà về xây dựng phần mềm cho các công ty, bà có thể dễ dàng thiết lập các bản đồ 3D cho phần mềm xây dựng.

5. Chia sẻ một chút cảm xúc cá nhân

Tìm được những người bạn có thể kết nối thường rất khó, đặc biệt là trong các sự kiện của tổ chức. “Tôi nghĩ rất nhiều nỗi lo sợ nơi làm việc hoặc giữa đồng nghiệp với nhau đều là do chúng ta không chia sẻ bản thân là ai như một ‘con người’. Vậy nên hãy nắm bắt cơ hội, mở lòng một chút trong lời chào đâu tiên và tiết lộ chút gì đó thành thật về bản thân. Hãy dùng những cụm từ như “Tôi rất đam mê công việc X” hay “Điều khiến tôi thích thú nhất trong công việc chính là ‘Y’”, việc này giúp bạn truyền đi cảm xúc và đam mê của mình, thúc đẩy mọi người phản hồi bạn tích cực hơn.

6. Đón nhận phản hồi từ lời giới thiệu

Sau khi xây dựng lời mở đầu của bạn, hãy luyện tập nó trước 5 người bạn thân thiết nhất. Hãy chờ vài ngày sau đó để hỏi họ điều gì họ nhớ nhất về lời giới thiệu của bạn. Phản hồi sau nhiều ngày của họ sẽ cho bạn biết điều gì đáng nhớ nhất, điều gì bạn nên thay đổi, và khi tiếp xúc với người mới, bạn nên tiếp cận theo hướng nào.

7. Thay đổi cách dẫn dắt

Bạn hẳn sẽ thấy rất hồi hộp khi thử cách giới thiệu mới. Hãy thử một cách nói khác như là “Này tôi vừa học được một cách giới thiệu bản thân mới và tôi muốn thử nghiệm nó. Cậu nghe thử nhé.” Mọi người thường thích được người khác hỏi về lời khuyên hoặc nhận xét.

8. Tránh quay lại cách giới thiệu cũ

Sự thật là cứ giới thiệu theo kiểu “Tôi làm X tại công ty Y” cho những cuộc nói chuyện ngắn thì dễ dàng hơn nhiều. Hơn nữa, khi giới thiệu theo những cách không truyền thống, bạn không tránh khỏi gặp phải những người lớn tuổi nghiêm trang không hiểu bạn đang nói gì.

Nhưng Bloor khuyến khích mọi người hãy cố gắng kiên trì. Bloor vừa luyện cho một người phụ nữ tên Rumi cách này. Lời giới thiệu mẫu của Rumi là “Tôi là người viết nội dung quảng cáo.” Sau quá trình làm việc cùng Bloor, Rumi nhận ra điểm mạnh cất giấu của bản thân chính là khả năng trở thành người khác khi cầm bút. Hơn nữa, quá trình xây dựng lời giới thiệu cũng giúp Rumi nhận ra rằng “việc luôn luôn là người ngoài cuộc khiến tôi thấy xấu hổ lại chính là nơi khởi nguồn sức mạnh của tôi”

Cũng như Rumi, việc xây dựng một lời giới thiệu mang tính cá nhân dẫn đến những khám phá mới mẻ về cuộc đời bạn. “Chúng ta đều muốn học hỏi và hiểu được vì sao chúng ta lại tồn tại trên trái đất này cũng như trên cuộc đời này. Và tất cả đều có thể bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi “Bạn làm gì”.”

Dịch bởi Findjobs.vn

Nguồn: Ideas Ted
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 5 tố chất nhân sự phải có để đáp ứng sân chơi toàn cầu
  2. Các CEO công nghệ nổi tiếng theo ngành gì ở đại học?
  3. 4 thói quen giúp bạn thành công
  4. Cần làm gì để khiến sếp vui trong 60 giây?
  5. Bạn muốn tự thành lập doanh nghiệp?
  6. 3 bước giúp bạn vượt qua ngày dài mệt mỏi
  7. Phong độ sa sút, phải làm sao?
  8. Làm Sao Để Phỏng Vấn Online Thành Công?
  9. Người làm được việc lớn trước tiên phải đúng giờ: Trễ hẹn là biểu hiện của một kẻ vô kỉ luật, ích kỉ và không đáng tin cậy!
  10. Mua xe

Tìm công việc mơ ước