Những Đặc Điểm Nhà Tuyển Dụng Thường Lưu Ý Khi Tuyển Ứng Viên Làm Việc Từ Xa

Thuê một ứng viên làm việc từ xa sẽ có một chút khác biệt so với thuê một ứng viên làm việc tại văn phòng. Những người làm việc từ xa có những tính cách nhất định khi làm việc độc lập. Tuy nhiên, sẽ có một số ít thông tin sẽ bạn sẽ không nắm rõ được trong CV của ứng viên từ xa. Đó thường là các kỹ năng mềm, liệu rằng ứng viên này có phải là lựa chọn tốt cho vị trí từ xa hay không, đặc biệt nếu chưa từng đảm nhiệm những công việc từ xa bao giờ. Vậy, một nhà tuyển dụng thường lưu tâm đến những điểm gì trong CV của một ứng viên làm việc từ xa.

Lời cam kết

Điều mong muốn của nhà tuyển dụng cho một ứng viên từ xa là học phải cam kết làm việc. Điều này có thể được thể hiện bằng sự nhiệt tình trong công việc của ứng viên đó, tuy nhiên, ứng viên vẫn phải cam kết và tận tâm hoàn thành công việc. Sự cam kết này giúp nhà tuyển dụng tin tưởng bạn sẽ hoàn thành tốt công việc cho dù có bất kỳ sự thoải mái hay phiền nhiễu nào khi làm việc ở nhà mà không có sự giám sát.

Kỷ luật tự giác

Cam kết là bằng chứng cho thấy một ứng cử viên đặt ra để đạt được điều gì đó, còn kỷ luật tự giác lại là một định nghĩa khác. Kỷ luật tự giác được xem là khả năng đạt được hoặc thường xuyên thực hiện các công việc bằng cách sử dụng sức mạnh ý chí để vượt qua những phiền nhiễu hoặc rào cản.

Nhiệt tình và đam mê

Một nhân viên ở xa không phải chỉ cần cam kết và sự kỷ luật từ giác với công việc, bạn cần tự động viên mình để hoàn thành công việc nhiều nhất một cách có thểmà không có sự giám sát. Bạn nên biết rằng khi làm việc ở xa, bạn sẽ không có nhóm hoặc người nào đó để khích lệ bạn làm việc. Vì thế, sự sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu đến từ chính bản thân bạn. Điều này thể hiện ở sự nhiệt tình và đam mê với công việc bạn đang làm. Nếu bạn thực sự không đam mê với công việc mình làm, việc làm việc từ xa sẽ càng làm bạn nản chí và không thể hoàn thành công việc đó tốt nhất có thể.

Sự tổ chức

Khi bạn làm việc từ xa, các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều cách để giám sát và quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả. Nhưng trước khi tiến hành phỏng vấn và bạn được nhận việc, nhà tuyển dụng sẽ xem xét CV của bạn. Vì thế trong CV bạn phải thể hiện rõ ràng những điểm chứng tỏ bạn là người làm việc có tổ chức. Họ sẽ xem xét kỹ lưỡng vấn đề này vì nếu một nhân viên làm việc từ xa mất tập trung hoặc không hoàn thành công việc đúng hẹn thì tác động đối với một doanh nghiệp có thể sẽ khá lớn.

Kĩ năng giao tiếp

Nhân viên làm việc từ xa cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật đấy! Mặc dù bạn không cần giao tiếp hoặc báo cáo mọi lúc mọi nơi, nhưng khi giao tiếp, báo cáo với cấp trên, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ phát huy ở đây, bạn cần sự chính xác và súc tích trong giao tiếp, bạn cần có khả năng truyền đạt ngay cả trong email hoặc qua điện thoại.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

CV của ứng viên từ xa phải thể hiện được các kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi làm việc một mình, bạn cần phải tháo vát khi đối mặt với thử thách, vì bạn không thể liên lạc với nhân viên khác hoặc người quản lý ngay lập tức để được hỗ trợ.

Khả năng làm việc độc lập

Nhân viên làm việc từ xa khó có thể thành công nếu chỉ làm việc xuất sắc khi làm việc nhóm. Vì thế, trong CV bạn phải thể hiện những công việc thể hiện tính độc lập làm việc của mình. Đó là những điều mà các nhà tuyển dụng cần nhìn thấy.

Kinh nghiệm làm việc từ xa

Với số lượng công việc làm việc từ xa tăng lên hàng ngày, nhóm ứng viên làm việc từ xa có kinh nghiệm lại giảm. Thật tuyệt vời nếu trong CV của bạn thể được những công việc từ xa mà bạn đã làm trước đó. Như vậy, chính những kỹ năng mềm và các đặc điểm phía trên và các kỹ năng khác thể hiện trong CV sẽ cho các nhà tuyển dụng biết được bạn thực sự có đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành một nhân viên làm việc từ xa với hiệu suất cao không.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Theundercoverrecruiter
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Tổ Chức Buổi Brainstorm Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Khi Làm Việc Từ Xa
  2. Tại Sao Đây Lại Là Thời Điểm Hoàn Hảo Để Tìm Việc
  3. 5 Bước Đánh Giá Xung Đột Hiệu Quả Chốn Công Sở - Bước 1: Hiểu Rõ Đối Phương
  4. Ngủ Trưa Hay Chợp Mắt? Điều Nào Giúp Tăng Năng Suất Trong Ngày Dài Làm Việc Của Bạn?
  5. 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Đã Đến Lúc Bạn Phải Tìm Một Công Việc Mới
  6. Ưu Điểm Tôi Tự Hào Suốt 20 Năm, Không Ngờ Lại Là Trở Ngại Trên Con Đường Sự Nghiệp
  7. Không Giành Được Nhiều Lợi Thế Nhưng Tôi Vẫn Thành Công Trong Cuộc Đàm Phán. Vì Sao Thế?
  8. Giữa Công Ty Nhỏ Và Công Ty Lớn, Tôi Nên Thực Tập Ở Đâu?
  9. Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 4) – Thoát Khỏi Mối Quan Hệ
  10. Kiểm soát thời gian của bản thân thay vì để nó kiểm soát mình với 5 kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả

Tìm công việc mơ ước