12 Mẹo Nhỏ “Đánh Bay” Căng Thẳng Trong Chuyến Công Tác Của Bạn

Theo khảo sát quốc gia của On Call International - một công ty quản lý rủi ro du lịch – cho thấy sự ảnh hưởng của tính bận rộn, áp lực cao khi đi công tác đó là họ khó có thể duy trì được chế độ lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, thói quen ngủ. Có khoảng 16% những người đi công tác cho họ uống nhiều hơn so với bình thường và 8% cho biết họ có nhiều khả năng hút thuốc lá.

Những căng thẳng trong chuyến công tác có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất làm việc của bạn. Vì thế, bạn nên chủ động và làm mọi thứ trong khả năng của mình để chuyến đi diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là 12 mẹo vàng cho bạn tận dụng tối đa thời gian của mình.

1. Lên kế hoạch trước để tiết kiệm thời gian

Lên kế hoạch càng chi tiết trước càng tốt. Bạn hãy viết ra checklist cho chuyến công tác và kiểm tra các việc liên quan đến tiến hành quy trình an ninh sân bay.

2. Sử dụng các ứng dụng du lịch

Sử dụng các ứng dụng du lịch để giúp bạn tìm khách sạn và địa điểm ăn uống, ứng dụng CamCard để quét và lưu tất cả các danh thiếp bạn đã thu thập, ứng dụng Expensify để nắm bắt và ghi chi tiết hóa đơn và các chi phí khác. Điều này khiến mọi việc trở nên có tổ chức và giảm căng thẳng cho chuyến công tác của bạn.

3. Làm rõ những kỳ vọng với sếp của bạn

Trong những ngày trước chuyến đi của bạn, hãy gặp người quản lý của bạn để đặt ra mục tiêu rõ ràng.

4. Tận dụng thời gian chết

Tận dụng mọi khoảnh khắc chuyến đi của bạn vào công việc chỉ khiến bạn càng thêm căng thẳng. Sử dụng thời gian ngắn trong chuyến đi của bạn để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng và khám phá vài thứ.

5. Làm việc trong lúc di chuyển

Bạn có thể tận dụng một ít thời gian chết trong khi bạn đang đi tàu, máy bay,… để giải quyết trước một ít công việc của bạn. Giải quyết trước một số công việc bị tồn đọng trước khi bạn đến nơi có thể giúp bạn giảm căng thẳng.

6. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể làm tăng mức độ căng thẳng và giảm chức năng nhận thức. Có thể bạn khó có được 1 giấc ngủ chất lượng như ở nhà do sự khác biệt về thời gian. Tuy nhiên, bạn hãy thử cố gắng ngủ xem như thế nào, nó có thể giảm sự căng thẳng của bạn đấy.

7. Lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch chi tiết có thể làm giảm sự căng thẳng trong chuyến công tác của bạn đấy. Nếu bạn không biết sắp xếp, những vần đề rắc rối sẽ liên tục phát sinh. Khi bạn nhận chuyến công tác, bạn hãy sắp xếp một vài việc trước như đặt khách sạn, phương tiện, đặt dịch vụ xe hơi, lên lịch những việc nhỏ nhặt,… 

8. Đừng để bị lạc

Ngoại trừ bạn được hướng dẫn, còn không thì tốt nhất bạn không nên đi đến một nơi nào đó mà bạn chưa từng đến trước đó. Đúng la bạn có thể khám phá điều gì đó trong kì công tác của mình, tuy nhiên, bạn phải lường trước nó vì đây là chuyến công tác chứ không phải là chuyến du lịch nghỉ dưỡng của bạn.

9. Tập trung

Bạn có thể coi chuyến công tác là một phần của chuyến nghỉ dưỡng của bạn chứ không phải là hoàn toàn. Nếu bạn lười biếng và coi nó như một ngày nghỉ, công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn không hoàn thành nhiệm vụ của mình, điều này đồng nghĩa với việc bạn làm mất rất nhiều thời gian và tiền bạc của công ty. Và sau khi trở về, chắc chắn sẽ lớn chuyện đấy. 

10. Dành thời gian cho bản thân

Nếu chuyến công tác làm bạn căng thẳng thì bạn hãy dành một chút thời gian để thư giãn. Đừng quá thư giãn mà quên đi những gì bạn cần làm. Hãy dành một hoặc hai tiếng để thư giãn. Chẳng hạn như ngồi bên hồ bơi, có một bữa tối thư giãn sau khi công việc của bạn hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cho trí não của mình và tập trung vào các nhiệm vụ phía trước. 

11. Gọi cho bạn bè hoặc gia đình

Đôi khi sự căng thẳng của du lịch đến từ những lo lắng về gia đình nhiều hơn công việc. Nếu bạn lo lắng về vợ/chồng và con cái, cha mẹ già hoặc bất kỳ người nào gần gũi với bạn, hãy gọi cho họ khi công việc của bạn hoàn thành. Với tất cả các công nghệ hiện có ngày nay, không có lý do gì để khoảng cách ngăn bạn trò chuyện với những người thân yêu. 

12. Hoàn thành nhiệm vụ

Cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng là hoàn thành nhiệm vụ mà bạn đang căng thẳng. Nếu bạn có một cuộc họp hoặc phỏng vấn lớn sắp diễn ra khiến bạn lo lắng, hãy hít thở sâu và chuẩn bị càng nhiều càng tốt. Khi bạn đã chuẩn bị đủ và tự tin, sự căng thẳng sẽ bắt đầu biến mất và bạn sẽ được trang bị tốt hơn để đương đầu với bất kỳ thử thách nào đang khiến bạn căng thẳng.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Businessnewsdaily
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Dành Cho Startup: Từ Chiến Lược Cạnh Tranh Giá Đến Chiến Thuật Định Giá
  2. Nếu Ngày Mai Bỗng Nhiên Thất Nghiệp, Bạn Sẽ Làm Gì?
  3. Hãy Tập Quên Đi 6 Cụm Từ Này Nếu Bạn Muốn Trở Thành Người Thành Công
  4. Làm Thế Nào Để CV Của Bạn “Nổi Bần Bật” Giữa Hàng Ngàn Ứng Viên
  5. Tại Sao Giấc Ngủ Lại Là Chìa Khóa Của Sự Thành Công?
  6. 4 Kiểu Xung Đột Chốn Công Sở Bạn Cần Phải Biết Để Giải Quyết Tốt Vấn Đề
  7. Đừng Nói Với nhà Tuyển Dụng Bạn Đang Thất Nghiệp. Vì Sao Thế?
  8. 25 Tuổi, Làm Sao Quy Hoạch Cuộc Đời Để 10 Năm Sau Không Thấy Hối Hận?
  9. Sở Hữu 4 Đặc Điểm Này, Chắc Chắn Bạn Là Người Có Trí Tuệ Cảm Xúc Cao
  10. Gửi Những Người Trẻ Mới Đi Làm: Phải Cố Hết Sức Mà Chạy, Chạy Không Ngừng Nghỉ, Chạy Lao Về Phía Trước

Tìm công việc mơ ước