Làm Thế Nào Để Duy Trì Động Lực Khi Bạn Cảm Thấy Khó Khăn Và Căng Thẳng

Bạn có thường xuyên mất động lực trong công việc? Mỗi tháng một lần? Mỗi tuần một lần? Hoặc hằng ngày? Thật khó để duy trì động lực làm việc khi bạn trở nên căng thẳng. Bạn cảm thấy thờ ơ, không có niềm vui trong công việc. Căng thẳng khiến bạn giảm động lực làm việc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức mạnh ý chí là không bao giờ cạn kiệt. Nó giống như một chiếc xe tiêu thụ xăng. Khi xăng cạn, xe mất hơi và dừng lại. Cho dù người lái muốn đi tiếp bao nhiêu thì xe vẫn không thể đi tiếp được. Chiếc xe ấy cần tiếp nhiên liệu để tiếp tục chạy tiếp. 

Tin vui cho bạn là bạn có thể tiếp nhiên liệu như là động lực làm việc từ bất cứ đâu, mà không cần đi đến trạm xăng và chẳng cần tốn 1 xu nào cả. Dưới đây là năm bước mà bạn có thể áp dụng ngay khi bạn mất dần đi động lực làm việc.

1. Xác định loại căng thẳng bạn đang gặp phải

Stress có bốn loại chính. Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định và hiểu bạn đang gặp vấn đề gì. Thứ nhất, căng thẳng về thời gian. Căng thẳng thời gian xảy ra khi bạn lo lắng về thời gian hoặc thiếu thời gian. Deadline thường khiến bạn bị căng thẳng. Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ không còn xa lạ gì với loại căng thẳng này, nó còn được gọi là căng thẳng về các sự kiện trong tương lai (anticipatory stress). Khi bạn lo lắng về một buổi thuyết trình hoặc cuộc họp hội đồng sắp tới, bạn đang bị anticipatory stress.

Loại căng thẳng thứ ba, được gọi là căng thẳng tình huống. Nó xảy ra khi bạn cảm thấy mình không thể nào kiểm soát được. Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể gặp căng thẳng tình huống khi tình trạng của bạn suy sụp hoặc uy tín của bạn bị chịu thiệt hại.

Loại căng thẳng cuối cùng được gọi căng thẳng quan hệ. Nó xảy ra khi bạn tương tác với nhứng người khác mà bạn cảm thấy khó chịu. Khi bạn tương tác với một đồng nghiệp không tốt, bạn có thể gặp phải loại căng thẳng này.

Điều quan trọng là phải hiểu liệu bạn đang bị kiệt sức hay căng thẳng. Sự kiệt sức xảy ra khi sự căng thẳng của bạn kéo dài trong một thời gian dài. Khi sức tàn lực kiệt, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Hệ thống miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng và bạn sẽ dễ ngả bệnh. Bạn sẽ cảm thấy bất lực và mất động lực làm việc. Căng thẳng là ít rộng rãi. Khi bạn gặp căng thẳng, bạn có thể gặp các tác động vật lý như căng cơ và đau đầu.

2. Tìm một người bạn đồng hành

Nó dễ dàng hơn để giải quyết căng thẳng như một đội. Cố gắng tìm ai đó để giúp tiếp lại động lực làm việc. Nếu bạn đã mất động lực cho một dự án, bạn có thể thử thảo luận để bàn giao lại công việc cho đồng nghiệp hoặc bạn bè của mình. Nếu bạn đã mất động lực để học một kỹ năng mới, bạn có thể thử chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp. Hãy cố gắng khích lệ lẫn nhau. Trao đổi kinh nghiệm của bạn với người khác có thể giúp bạn khơi mòi lại sự quan tâm và động lực của mình. Có một đối tác cũng giúp bạn có trách nhiệm, và việc có một người bên mình cổ vũ chia sẻ sẽ giúp bạn có động lực làm việc hơn rất nhiều.

3. Theo dõi quá trình của bạn

Có rất nhiều nhà lãnh đạo nhầm lẫn giữa hành động với tiến độ. Bạn đang di chuyển không có nghĩa là bạn đang tiến bộ. Khi bạn không biết mình sẽ đi đâu hoặc đi bao xa, việc mất đi động lực là điều hiển nhiên xảy ra. Bạn có thể thiết lập thành công cho chính bản thân mình bằng cách đặt mục tiêu sự tiến bộ  với những kỹ thuật đối phó với stress. Khi bạn có hướng đi, việc duy trì động lực sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Về mặt công việc, bạn nên sử dụng các chỉ số và điểm chuẩn hiệu suất chính để theo dõi và giám sát thành công của mình và sự căng thẳng của bạn cũng phải nên nằm trong sự đánh giá đó. Căng thẳng thường liên quan đến các triệu chứng về nhận thức, cảm xúc, giữa các cá nhân với nhau, thể chất và tinh thần. Bạn nên đánh giá xem bạn đã trải qua bao nhiêu triệu chứng căng thẳng và mức độ thường xuyên nó như thế nào. Có phải bạn đang mất dần động lực? Căng cơ? Ăn không ngon miệng hoặc là tăng cân? Cảm lạnh thường xuyên? Tự cô lập khỏi xã hội? Những hành vi bốc đồng hoặc tập tính lập đi lập lại? Điều quan trọng là bạn phải ghi lại tiến trình và tự khen ngợi bản thân mình một chút cho dù nó chỉ là một thành công nho nhỏ.

4. Hãy nói không

Mức độ căng thẳng của bạn tăng lên khi bạn làm quá sức của mình. Điều quan trọng bạn không nên nói đồng ý với mọi yêu cầu làm việc. Điều quan trọng là bạn hãy dành thời gian xem liệu bạn có thời gian, kỹ năng và tài nguyên để thực hiện nhiệm vụ đó hay không. Nếu không có thì bạn cứ nói không, không sao cả. 

Là một nhà lãnh đạo, bạn nên nhận ra việc nói không không phải bạn là một người ích kỷ. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang tôn trọng các cam kết của mình. Bạn không nên cảm thấy có lỗi. Bạn nên cảm thấy tự hào về bản thân. Khi bạn học cách tự tin nói không, bạn sẽ có nhiều thời gian và động lực hơn cho công việc quan trọng của mình. Bạn có thể tham khảo bốn cách để nói không trong sách Stress-Less Leadership.

5. Theo đuổi đam mê của mình

Mỗi lần cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, hãy nhìn lại suy ngẫm liệu bạn có đam mê công việc hiện tại của mình không. Bạn có thích làm việc những người đồng nghiệp này không? Bạn có thích vị trí hiện tại công việc của mình không? Niềm đam mê của bạn sẽ thay đổi dần cùng với sự tiến bộ trong công việc của bạn.

Thình thoảng 1 năm 1 lần, bạn nên tự kiểm tra lại xem. Bạn dành rất nhiều thời gian - ít nhất 50 phần trăm số giờ thức dậy của bạn - tại nơi làm việc. Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, bạn sẽ dần mất đi động lực làm việc. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi chúng ta đam mê một thứ gì đó, chúng ta làm nó với nhiều niềm vui và cảm thấy thỏa mãn hơn. Lưu lượng máu trong não của chúng ta tăng lên và chúng ta tập trung hơn. Điều này làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm thiết lập các kết nối mới trong não của chúng ta và chúng ta có thể tập trung tốt hơn vào việc hiện tại, chống lại sự rối loạn cảm xúc. Khi bạn có động lựclàm việc, bạn sẽ tham gia nhiều hơn, ít căng thẳng hơn và làm việc năng suất hơn và sự tích cực đó sẽ lan truyền đến mọi người.

Hãy khiến sự tích cực và động lực làm việc của bạn truyển tải đến mọi người bằng cách thực hiện năm bước trên đây.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Entreprenuer
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Kỹ Năng Giao Tiếp Cần Biết: Nói Dối Đúng Lúc Và Đúng Cách
  2. 7 tuyệt chiêu kết bạn chốn công sở
  3. Nhà tuyển dụng hỏi "Cách em sắp xếp thời gian trong công việc như thế nào?" cùng câu trả lời giúp ứng viên vào thẳng công ty
  4. “We’re Finding Jobs For You” Chương Trình Hỗ Trợ Người Lao Động Tìm Việc Và Doanh Nghiệp Tuyển Dụng Trong Đại Dịch Covid – 19
  5. Không Hạnh Phúc Trong Công Việc? Làm Thế Nào Để Thu Hút Cơ Hội Nơi Bạn Sẽ Phát Triển Tốt Hơn
  6. Tại Sao Đây Là Thời Điểm Tốt Để Làm Mới Lại Sự Nghiệp Của Bạn
  7. Những Câu Hỏi Cho Bản Thân Trước Khi Quyết Định Nghỉ Việc
  8. Những Cách Giải Quyết Xung Đột Tại Nơi Làm Việc
  9. 3 Cách Chăm Sóc Tinh Thần Sau Khi Bị Sa Thải
  10. Làm Sao Để Đạt Được Mục Tiêu Ngay Cả Khi Bạn Không Thật Sự Thích Nó

Tìm công việc mơ ước