17 Sai Lầm Bạn Cần Tránh Khi Khởi Nghiệp

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cung cấp, 20% doanh nghiệp mới thất bại trong hai năm đầu hoạt động và khoảng một nửa số doanh nghiệp không thể sống sót đến năm thứ 5. Vậy làm thế nào để bạn khởi nghiệp thành công? 

Chúng tôi đã tiếp cận với hàng trăm chủ doanh nghiệp nhỏ, chiến lược gia, cố vấn tài chính, chuyên gia pháp lý và tư vấn kinh doanh để tổng hợp 20 sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải để bạn có thể tránh được khi bắt đầu kinh doanh.

1. Đừng sợ thất bại

"Sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải là sợ thất bại. Thất bại là chìa khóa thành công, không nỗi sợ là điều rất tốt cho công việc của bạn. Cách bạn đón nhận thất bại và học hỏi từ những sai lầm của mình là chìa khóa tuyệt vời của sự thành công." -  Audrey Darrow, chủ tịch, Righteiously Raw 

2. Lập kế hoạch kinh doanh

"Quá nhiều doanh nghiệp bắt đầu mà không có kế hoạch. Nếu bạn không lập kế hoạch, về cơ bản bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại. Thật sự, một startup nên vạch ra kế hoạch kinh doanh cho mình, ngay cả khi nó chỉ vỏn vẹn trong vòng một trang. Kế hoạch đó có thể bao gồm chi phí vận hành, số lượng sản phẩm bán ra, đối tượng mục tiêu là ai, lý do họ mua sản phẩm của bạn." - Deacon Hayes, chuyên gia tài chính và người sáng lập, WellKeptWallet.com 

3. Tổ chức

“Công việc điều hành một doanh nghiệp nhỏ giống như là một người đang quản lý rạp xiếc. Hàng tá việc xảy ra cùng một lúc là điều vô cùng bình thường. Vì vậy, tôi có một danh sách nhiệm vụ hàng ngày, những việc tôi cần làm và liệt kê các thứ tự ưu tiên. Những công việc này khá là đơn giản, nhưng nó thật sự đem lại hiệu quả cho tôi. " -  Tara Langdale-Schmidt, người sáng lập, VuVatech 

4. Hiểu thị trường và đối tượng mục tiêu của bạn

"Một lỗi phổ biến khi bắt đầu kinh doanh là bạn không dành thời gian để nghiên cứu thị trường, khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Không có cách nào để biết bạn có đang đi đúng hướng hay không bằng việt bạn nhận được phản hồi từ khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng." - George Deglin, đồng sáng lập và giám đốc điều hành, OneSignal 

5. Hồ sơ pháp lý phù hợp và đăng ký kinh doanh

"Những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp mắc phải là không đăng ký kinh doanh, chọn đúng chủ thể kinh doanh và bảo vệ tài sản trí tuệ của họ. Ba điều này vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, nếu bạn không thực hiện đúng như thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạn để khắc phục lỗi của mình. " - Heather Green Miller, luật sư và chủ sở hữu, Văn phòng luật HGM 

6. Đừng cố gắng tự làm mọi thứ

"Một sai lầm lớn mà các doanh nhân mắc phải là họ nghĩ rằng họ chỉ có một mình, họ cố gắng hoạt động độc lập mà không có được sự tư vấn từ người khác. Đừng cố gắng tự mình điều hành cả một doanh nghiệp. Hãy tìm cố vấn đáng tin cậy để thảo luận về ý tưởng kinh doanh, chiến lược, thách thức của bạn để nhận được phản hồi và tránh tối thiểu sai lầm xảy ra " - James Zimbardi, giám đốc điều hành, cho thuê mặt hàng 

7. Không nên không làm hợp đồng

"Một trong những sai lầm lớn nhất mà chủ doanh nghiệp có thể mắc phải khi bắt đầu kinh doanh là làm hợp đồng. Dù mối quan hệ giữa 2 bên có tốt đến đâu, họ vẫn có thể dừng lại." -  Michelle Colon-Johnson, người sáng lập, 2 Dream Productions 

8. Đừng thuê nhân viên quá sớm

“Sai lầm lớn nhất mà một startup có thể mắc phải là tuyển nhân viên quá sớm, ví dụ như bạn thuê một nhân viên toàn thời gian thay vào đó bạn nên thuê một nhân viên làm việc bán thời gian.” -  Joseph C. Kunz Jr., CEO và chủ tịch, Dickson Keanaghan 

9. Đừng lãng phí tiền

Xài tiền không hợp lí là con đường dẫn đến ngõ cụt cho những doanh nghiệp khởi nghiệp với nguồn vốn hạn chế. Tôi đã phạm sai lầm khi thuê quá nhiều nhân viên thay vì thuê đúng người và chi tiền để phủ tất cả các kênh mà không có có một quy trình rõ ràng để quản lý. Thay vì xài tiền lên tất cả mọi thứ, bạn hãy tập trung vào những việc có khả năng cao để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc." - Thomas Aronica, người sáng lập và giám đốc điều hành, Biller Genie 

10. Đừng định lương sai cho mình

" Việc xác định mức lương cho nhân viên của mình thường sẽ dễ dàng hơn so với việc xác định lương cho chính mình hoặc đối tác của mình. Chẳng hạn trả lương cho chính mình hoặc đối tác của mình theo một tỷ lệ phần trăm doanh thu." -  Diana Santaguida, đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo, SEOcial 

11. Đừng định giá thấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

"Đừng định giá quá cao, nhưng bạn cũng đừng nên định giá quá thấp sản phẩm của mình chỉ với mục tiêu giành thị phần. Một số doanh nghiệp thường có ý định bắt đầu khởi nghiệp với các hình thức phát sản phẩm miễn phí. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc vì chắc chắn bạn sẽ không muốn được biết đến như một nguồn cung cấp miễn phí." - James Chittenden, nhà tư vấn doanh nghiệp nhỏ, OneClickIDIA 

12. Đừng chạy quá nhanh

"Một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp mắc phải là bắt đầu kinh doanh quá nhanh khi mà họ thực sự chưa sẵn dàng. Bạn hãy đảm bảo rằng các hệ thống và quy trình làm việc của bạn đã được hoàn thiện và có thể hoạt động trơn tru. Ví dụ như các điều khoản và quy trình thanh toán, hợp đồng, thông tin liên lạc, nếu những việc này không hoàn thiện, nó thể hiện doanh nghiệp bạn thiếu chuyên nghiệp" - Gems Collins, người tạo khóa học trực tuyến, huấn luyện viên kinh doanh và giám đốc điều hành, Gems Collins LLC  

13. Đừng mở rộng kinh doanh quá nhanh

"Khi bạn nhìn thấy thành công, bạn nghĩ rằng việc kinh doanh của mình đang trên đà tăng trưởng và bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh của mình với hình thức nhân bản. Tuy nhiên, nếu bạn mở rộng kinh doanh quá nhanh, nó sẽ gây ra hiệu quả nghiêm trọng. Bạn có thể thấy rằng sự tăng trưởng đó chỉ là tạm thời và cuối cùng bạn bị mắc kẹt với một đống hỗn độn nào là nhân viên không có công việc làm, bạn không có tiền để trả lương cho họ. Đó là lý do vì sao bạn nên tiếp cận chậm mà chắc” - Mark Webster, co-founder, Authority Hacker

14. Kế toán

"Nhiều người khởi nghiệp nhưng lại có kế toán luồng tiền của mình. Việc hoạch định kế toán sẽ giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh thông minh hơn, nhìn thấy cơ hội và vấn đề trước khi ta không thể quản lý nó được. Hiểu được tài chính của mình sẽ giúp giữ sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. " - Paola Garcia, phó chủ tịch và cố vấn kinh doanh nhỏ, Pursuit

15. Tạo một kế hoạch tiếp thị

"Nếu bạn đã xác thực được vấn đề, thị trường và ý tưởng cho khởi nghiệp của mình thì bạn phải có kế hoạch để bạn có những khách hàng đầu tiên của mình. Vì thế, bạn cần một chiến lược marketing chi tiết bao gồm việc thu hút những khách hàng đầu tiên, chuyển đổi những khách hàng mua hàng của mình, khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn và giới thiệu bạn đến nhiều người khác hơn (thông qua đánh giá, truyền miệng, giới thiệu,…)." - Sam Sheppard, đồng sáng lập, Cabana 

16. Đừng thuê nhầm người

“Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn hãy chắc chắn rằng bạn có những nhân viên chăm chỉ, hoàn thành tốt những công việc được giao. Khi doanh nghiệp của bạn lớn mạnh, hãy xem xét thuê những nhân viên có chuyên môn về vị trí bạn đang tuyển." - Devin Miller, luật sư, người sáng lập, giám đốc điều hành và đối tác quản lý, Miller IP Law 

17. Đừng vượt quá khả năng

"Đừng quá cố gắng để theo đuổi doanh thu. Tốt nhất là bạn chỉ nên đảm nhận dự án với khách hàng tiềm năng của mình trong khả năng bạn đạt được. Điều này không chỉ giúp bạn tránh khỏi việc bạn tránh khỏi việc không thể đáp ứng dự án của khách hàng với khối lượng công việc tăng lên." - Zhen Tang, cố vấn kinh doanh và giám đốc điều hành, AILaw 

Một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thành công không chỉ bởi một người duy nhất. Bạn có thể học hỏi các chuyên gia và cố vấn để học hỏi xây dựng kế hoạch khởi nghiệp của mình. Phía trên đây là những sai lầm mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có thể mắc phải. Đừng sợ thất bại; thay vào đó, hãy học những bài học từ những sai lầm của mình.

Phiên dịch bởi: findjobs.vn

Nguồn: Businessnewsdaily
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Cội Nguồn Của Thành Công: Làm Những Việc Bạn Thực Sự Yêu Thích Và Không Mong Được Đền Đáp
  2. Nếu Không Học Cách Cúi Đầu, Không Bao Giờ Bạn Có Thể Ngẩng Cao Đầu": Đức Tính Bắt Buộc Cần Để Người Thông Minh Thành Người Thành Công
  3. 4 Chiến Lược Xây Dựng Sự Giàu Có Thụ Động
  4. Để Giải Quyết Vấn Đề, Hãy Ngừng Đấu Tranh Và Làm 6 Điều Này
  5. Đừng Tin Mấy Lời Khuyên Nhảy Việc, Thật Ra AN TOÀN Trong Nghề Nghiệp Mới Là Thứ Quan Trọng Nhất: Kẻ Thức Thời Và Sáng Tạo Là Kẻ Sống Dai Hơn!
  6. 3 Nỗi Sợ Cần Vượt Qua Nếu Bạn Muốn Thành Công
  7. 33 Tuổi, Bị Công Ty "Quét" Ra Khỏi Cửa: Nguy Cơ Trung Niên Không Nằm Ở Tuổi Tác Mà Nằm Ở Năng Lực
  8. Sức Mạnh Của Ngôn Ngữ Cơ Thể Tại Nơi Làm Việc
  9. Thời Gian Sau 6 Giờ Tối Quyết Định Bạn Là Kẻ Sống Kiếp Tầm Thường Hay Người Có Thành Tựu: 5 Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch Khiến Đời Bạn Thay Đổi!
  10. Tốt Nghiệp Trong Thị Trường Lao Động Đang Xuống Dốc: Sinh Viên Cần Làm Gì Để Tìm Được Việc?

Tìm công việc mơ ước