Bạn Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Mình Đang Bị Trả Lương Thấp?

Bị trả lương thấp đồng nghĩa với việc bạn cảm thấy rằng mình không được đánh giá cao trong công việc và công sức mình bỏ ra không xứng đáng. Tuy nhiên, với một kế hoạch chi tiết, sự chuẩn bị kỹ, kỹ năng đàm phán phù hợp, bạn có thể nâng cao mức lương của mình. Dưới đây là một số bước bạn nên áp dụng nếu muốn thoát khỏi tình trạng này.

Làm sao biết được mình đang bị trả lương thấp?

Mọi người thường đắn đo suy nghĩ rằng liệu mình có đang bị trả lương thấp hay không? Và làm thế nào để biết được? Chẳng lẽ giờ đi hỏi lương của đồng nghiệp, thật chẳng hay chút nào cả. Chúng tôi có một tin vui cho bạn đây, có rất nhiều nguồn bạn có thể xác định được mức lương trung bình thị trường cho một vị trí cụ thể trong ngành.

Các nguồn trực tuyến như là Findjobs.vn, Glassdoor, Salary.com, PayScale,  LinkedIn,… có thể giúp bạn xác định mức lương trung bình và bạn đang có bị trả lương thấp hơn hay không. Hãy chắc chắn rằng bạn xác định đúng vị trí và chức danh công việc trên các website này để tìm ra câu trà lời chính xác nhé!   

Trong 1 cuộc phỏng vấn thỏa thuận lương nếu bạn không có sự nghiên cứu trước về vị trí và mức lương, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp và sự xứng đáng cho những việc mà bạn phải làm trong vị trí đó.

Ngoài việc tìm hiểu trực tuyến, bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của những người trong ngành của mình như đồng nghiệp cũ.

Theo lời Vicki Salemi, một chuyên gia nghề nghiệp: "Bạn hãy hỏi sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ liệu rằng nếu họ thuê một người có kinh nghiệm, kỹ năng và thông tin giống như bạn, mức lương họ dự định sẽ trả là bao nhiêu?"

Salemi đề nghị bạn hỏi công ty bởi vì một số công ty cung cấp đầy đủ về thông tin lương thông qua cơ sở dữ liệu trực tuyến hoặc qua bộ phận nhân sự. "Bạn có thể yêu cầu khoảng lương cho vị trí của mình.”

Thế nào là trả lương thấp?

Mọi người lại định nghĩa “trả lương thấp” khác nhau. Do đó, điều quan trọng là bạn phải thảo luận về mức lương với đồng nghiệp và sếp cũ về định nghĩa việc trả lương thấp. Nếu bạn được trả ít hơn người khác cho cùng một công việc trong cùng ngành, cùng địa điểm, đặc biệt nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn người đó, bạn sẽ bị trả lương thấp. Chắn chắc bạn đã bị trả lương thấp.

Sau khi bạn đã nghiên cứu và trò chuyện với những người trong ngành của mình, đã đến lúc bạn phải nói chuyện với quản lý của bạn về việc tăng lương. Mặc dù việc này có chút áp lực, nhưng nếu bạn không đặt vấn đề, câu trả lời vần mãi là con số 0 tròn trĩnh.

Làm thế nào để chứng minh bạn đang bị trả lương thấp?

Khi bạn nói mình đang bị trả lương thấp, bạn sẽ phải chứng minh được điều đó. Bạn có thể áp dụng một số bước của chúng tôi. 

Đầu tiên, hãy cho người quản lý thấy những gì bạn đang được trả tiền. Sau đó, đưa cho người quản lý bạn những bằng chứng càng nhiều càng tốt rằng những người khác làm cùng công việc với bạn nhưng lại được được trả lương cao hơn. Bằng chứng có thể từ các trang khảo sát lương, tiền lương của những người có cùng vị trí tại các công ty khác hoặc thậm chí là tiền lương của đồng nghiệp có cùng chức danh tại công ty của bạn.

Theo Salemi, bạn nên đề nghị tăng lương sau khi bạn vừa hoàn thành một điều gì đó lớn lao đối với sếp của bạn. Hoặc là trong những đợt xem xét lương nhân viên.

Nếu bạn vẫn không được tăng lương thì sao?

Sau khi đã nghiên cứu, đề nghị và bạn biết rằng mình xứng đáng được tăng lương, nhưng quản lý của bạn vẫn không đồng ý. Vậy, bạn phải làm thế nào?

Theo lời Bittle: "Đừng bỏ cuộc, hầu hết nhân viên đều cho rằng khi sếp nói không tăng lương là mọi việc sẽ kết thúc, sẽ không có việc tăng lương gì ở đây nữa. Tuy nhiên, sự thật không như bạn nghĩ. Sếp của bạn thường sẽ không nhượng bộ bạn trong lần đề nghi đầu tiên.”

Bà Bittle đề nghị rằng bạn nên theo dõi một sau vài tháng và chú ý đến những đóng góp bạn đã làm cho công ty kể từ cuộc trò chuyện đó và đề nghị lại.

Tuy nhiên, nếu sau một vài cuộc trò chuyện, người quản lý của bạn vẫn không sẵn sàng tăng lương cho bạn, có lẽ đã đến lúc bắt đầu tìm kiếm một công việc mới.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Businessnewsdaily
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 1) – Giải Quyết Gián Tiếp
  2. 12 Mẹo Nhỏ “Đánh Bay” Căng Thẳng Trong Chuyến Công Tác Của Bạn
  3. Dành Cho Startup: Từ Chiến Lược Cạnh Tranh Giá Đến Chiến Thuật Định Giá
  4. Nếu Ngày Mai Bỗng Nhiên Thất Nghiệp, Bạn Sẽ Làm Gì?
  5. Hãy Tập Quên Đi 6 Cụm Từ Này Nếu Bạn Muốn Trở Thành Người Thành Công
  6. Làm Thế Nào Để CV Của Bạn “Nổi Bần Bật” Giữa Hàng Ngàn Ứng Viên
  7. Tại Sao Giấc Ngủ Lại Là Chìa Khóa Của Sự Thành Công?
  8. 4 Kiểu Xung Đột Chốn Công Sở Bạn Cần Phải Biết Để Giải Quyết Tốt Vấn Đề
  9. Đừng Nói Với nhà Tuyển Dụng Bạn Đang Thất Nghiệp. Vì Sao Thế?
  10. 25 Tuổi, Làm Sao Quy Hoạch Cuộc Đời Để 10 Năm Sau Không Thấy Hối Hận?

Tìm công việc mơ ước