Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 1) – Giải Quyết Gián Tiếp

Khi xung đột xảy ra, mọi người cứ nghĩ rằng cách duy nhất quản lý những bất đồng trong công việc là cứ giải quyết nó ngay đi. Tư duy này thật không hiệu quả. Có thể nói giải quyết trực tiếp có thể là cách hiệu quả nhất nhưng nó không phải là duy nhất. 

Có nhiều cách giải quyết xung đột nhiều hơn bạn nghĩ đấy – 4 cách giải quyết xung đột: không làm gì cả, giải quyết một cách gián tiếp, giải quyết một cách trực tiếp, thoát ra khỏi mối quan hệ đó. Theo chân Findjobs tìm hiểu ngay cách đầu tiên nhé!

Giải quyết gián tiếp: Tránh nói thẳng vấn đề

Nếu bạn quyết định thay đổi tình hình xung đột này bằng cách giải quyết nó, có 2 cách cho bạn lựa chọn. Cách thứ nhất là bạn đối đầu một cách gián tiếp. Đối đầu 1 cách gián tiếp là bạn chọn khoanh vùng xung quanh một vấn đề thay vì mọi người cùng nhau giải quyết nó. Bạn có thể kêu gọi những người mà có thế nói chuyện được với người mà bạn có xung đột (có thể là sếp hoặc đồng nghiệp của bạn người mà hiểu rõ về người đó hơn bạn), hoặc bạn có thể nói về tình hình xung đột đó nhưng không nói thẳng là nó.

Đặc biệt ở những vùng văn hóa mà thể diện của con người là điều vô cùng quan trọng thì cách giải quyết vấn đề gián tiếp này đa số được nhiều người lựa chọn. Theo văn hóa châu Á, sự hòa hợp của các thành viên trong nhóm là điều vô cùng quan trọng. Theo Erin Meyer, tác giả của cuốn sách The Culture Map: Breaking Through the Invisible Boundaries of Global Business: “Thật sự bạn không nên nói: Tôi không đồng ý với ý kiến này. Ví dụ như bạn xung đột với ai đó là người Nhật Bản, bạn sẽ không thể cùng nhau ngồi xuống và nói rõ ràng với nhau về xung đột đó.”

Theo lời Brett, có một chiến thuật mà bạn có thể sử dụng đó là dùng một câu chuyện hoặc một điều ẩn dụ nào đó. Chẳng hạn như nếu bạn khó chịu về việc một người đồng nghiệp nào đó luôn làm phiền bạn, bạn có thể kể một câu chuyện về một nhân viên mà trước đây bạn quản lý người mà cố gắng lắng nghe. Ý nghĩa của câu chuyện đó là kỹ năng lắng nghe vô cùng có giá trị nhưng rất khó có thể học được. Câu chuyện này có thể nhắc nhở và khiến đồng nghiệp của bạn coi lại hành vi không đúng của cô ấy.

 “Bạn thấy điều này những điều này bất cứ đâu ở Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Họ đang tôn trọng đối phương và khiến đối phương hiểu vấn đề hơn là việc nói với họ những điều họ phải nên làm về hành vi không tốt của họ.” Brett nói.

Một cách khác để giải quyết gián tiếp xung đột nhờ bên thứ ba liên quan. Ở một số nền văn hóa châu Phi, khi bạn gặp xung đột, bạn có thể làm việc thông qua một người bạn khác. Người đó sẽ giải quyết vấn đề này dùm bạn mà bạn không cần phải ra mặt trực tiếp.” Meyer nói. Bạn có thể đến gặp sếp và giải thích rằng đồng nghiệp đang làm gián đoạn và làm những việc khiến cho cuộc hợp diễn ra thông thuận lợi và suôn sẻ. Tương tự như vậy, nếu bạn và thành viên khác trong nhóm không đồng ý về cách chi tiền trong ngân sách của bạn, bạn có thể yêu cầu sếp của bạn đưa ra quyết định để cả hai bạn đều không bị coi là thua cuộc. Và lúc đó, bạn chỉ cần thực hiện những công việc mà quản lý của bạn giao cho bạn.

Trong nền văn hóa phương Tây, moị người sẽ không hài lòng vì bạn đã bỏ qua năng lực của mình và không sẵn sàng đối mặt với thử thách. Nhưng ở những nơi khác, đây là cách hiệu quả để giải quyết sự bất đồng.

Rủi ro gặp phải

Tuy nhiên, cách lựa chọn giải quyết vần đề này có thể gặp một số rủi ro. Rủi ro thứ nhất, nếu bạn tiếp cận vấn đề quá gián tiếp, đồng nghiệp của bạn có thể không không hiểu những thông điệp mà bạn đang cố truyền tải và không có bất kỳ sự thay đổi nào trong cuộc xung đột này. Hoặc họ chỉ nghĩ rằng có một ai đó đang cố làm hỏng mọi thứ.

Rủi ro thứ hai, đồng nghiệp của bạn nghĩ rằng bạn đang yêu cầu sự giúp đỡ của người khác về hành vi của anh ấy. Anh ấy có thể cảm thấy bực mình vì bạn cứ đi vòng vòng thay vì cứ nói thẳng trực tiếp với anh ta ngay từ lúc đầu tiên.

Và rủi ro cuối cùng, nếu đồng nghiệp của bạn từ một nền văn hóa khác và thích trực tiếp, anh ta có thể không tôn trọng bạn vì về những gì anh ta nhận thức được đó là một cách tiếp cận bị động.

Khi nào nên giải quyết xung đột gián tiếp?

- Trong một nền văn hóa mà sự thể diện của con người là điều vô cùng quan trọng

- Bạn làm việc ở nơi mà việc đối đầu trực tiếp không phù hợp.

- Bạn nghĩ rằng đồng nghiệp bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến ​​phản hồi từ người khác hơn từ bạn (có thể là sếp hoặc một người nào đó mà anh ta tin tưởng).

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp giải quyết gián tiếp

- Nó có thể không hiệu quả trong nền văn hóa phương Tây, mọi người thích nói chuyện trực tiếp với nhau hơn khi gặp vấn đề.

- Sẽ thất bại thảm hại khi đồng nghiệp bạn không hiểu thông điệp và ngụ ý của bạn.

Đón xem các phương pháp giải quyết xung đột ở các phần tiếp theo bạn nhé!

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 12 Mẹo Nhỏ “Đánh Bay” Căng Thẳng Trong Chuyến Công Tác Của Bạn
  2. Dành Cho Startup: Từ Chiến Lược Cạnh Tranh Giá Đến Chiến Thuật Định Giá
  3. Nếu Ngày Mai Bỗng Nhiên Thất Nghiệp, Bạn Sẽ Làm Gì?
  4. Hãy Tập Quên Đi 6 Cụm Từ Này Nếu Bạn Muốn Trở Thành Người Thành Công
  5. Làm Thế Nào Để CV Của Bạn “Nổi Bần Bật” Giữa Hàng Ngàn Ứng Viên
  6. Tại Sao Giấc Ngủ Lại Là Chìa Khóa Của Sự Thành Công?
  7. 4 Kiểu Xung Đột Chốn Công Sở Bạn Cần Phải Biết Để Giải Quyết Tốt Vấn Đề
  8. Đừng Nói Với nhà Tuyển Dụng Bạn Đang Thất Nghiệp. Vì Sao Thế?
  9. 25 Tuổi, Làm Sao Quy Hoạch Cuộc Đời Để 10 Năm Sau Không Thấy Hối Hận?
  10. Sở Hữu 4 Đặc Điểm Này, Chắc Chắn Bạn Là Người Có Trí Tuệ Cảm Xúc Cao

Tìm công việc mơ ước