Bạn Cứ Nghĩ Xung Đột Là Xấu Nếu Bạn Chưa Biết Đến 4 Lợi Ích Này

Có lẽ ai cũng mơ về một cuộc sống bình yên. Tuy nhiên, điều này thật sự sẽ không tốt cho bạn, cho công việc và cả công ty của bạn.

Khi xung đột xảy ra và bạn giải quyết tốt xung đột, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích mà bạn không thể nào ngờ tới. Chẳng hạn nó có thể giúp bạn sáng tạo hơn và là chất kích thích cho những ý tưởng mới,…

Theo Liane Davey, một chuyên gia về động lực học nhóm “ Sự xung đột giúp các thành viên trong nhóm có thể giải quyết các tình huống khó khăn, tổng hợp lại được đa đạng các quan điểm, đảm bảo các giải pháp được đưa ra đều đã được suy nghĩ kỹ càng. Tất nhiên, sẽ không ai cảm thấy thoải mái khi xung đột xảy ra, tuy nhiên, xung đột lại là nguồn gốc của sự đổi mới và cũng là một quá trình quan trọng trong việc xác định rủi ro và giảm thiểu rủi ro.”

Dưới đây là một số 4 lợi ích mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn:

1. Đem lại kết quả tốt hơn

Khi tôi và đồng nghiệp tranh cãi với nhau xem liệu có cách nào tiếp cận tốt hơn không. Quá trình đó thúc đẩy sự sáng tạo và khiến cả hai có thể đưa ra được các các giải pháp mới cho vấn đề này. Trong cuộc tranh cãi này, anh đồng nghiệp của tôi muốn ra mắt sản phẩm trong thị trường đơn nhất trước, trong khi đó tôi lại muốn bạn muốn nhập nhiều lần cùng một lúc. Vào lúc này, cả 2 chúng tôi buộc phải đưa ra những ưu và nhược điểm của từng phương pháp và tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề trên.

2. Cơ hội học hỏi và phát triển

Sự không thoải mái do xung đột gây ra như một cái gì đó thách thức bạn đưa ra những ý tưởng mới. Trong sự xung đột, bạn học được nhiều bài học hữu ích như việc tổng hợp và đúc kết lại những thông tin phản hồi; được thử những điều mới; học tập và làm việc như một nhà quản lí thực sự. Đồng nghiệp chửi bới bạn sau bài trình bày quan trọng với những từ ngữ có thể làm tổn thương bạn bởi vì bạn không đưa tài liệu cho nhóm của cô ấy. Tuy nhiên, qua  những lời nói và ý kiến đó, bạn có thể học được rất nhiều điều và chuẩn bị tốt hơn cho lần trình bày sau.

3. Cải thiện mối quan hệ

Qua các xung đột với nhau trong quá trình làm việc, bạn sẽ cảm thấy gần gũi và hiểu rõ mọi người hơn.

4. Sự hài lòng trong công việc

Nếu bạn không ngại trong việc mọi người bất đồng, thậm chí là tranh cãi mang tính chất xây dựng về các ý kiến của mình thì bạn có thể sẽ hạnh phúc làm việc, hài lòng với những gì bạn đạt được, vui vẻ với đồng nghiệp của bạn và tập trung hoàn thành các công việc được giao. Theo nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy thực sự có một mối tương quan giữa 3 điều sau: việc sử dụng phương pháp tiếp cận quản lý xung đột - việc nhân viên theo đuổi tình huống đôi bên cùng có lợi, quan tâm đến những người khác và tập trung vào những lợi ích chung – niềm vui của nhân viên tại nơi làm việc.

Không phải cứ xung đột xảy ra sẽ đem lại các lợi ích cho bạn, thực chất bạn phải học các kỹ năng để chủ động giải quyết các vấn đề, tham gia vào các cuộc thảo luận. Theo một nghiên cứu của CPP Global, cứ một người bình thường sẽ dành gần 3 giờ/tuần để đối phó với xung đột tại nơi làm việc. Một nghiên cứu khác của CPP, các nhà quản lý phải dành từ 18% đến 26% thời gian của họ đối phó với xung đột. Với những số liệu trên cho thấy, chúng ta dành rất nhiều thời gian vào những bất đồng, vì thế chúng ta hoàn toàn có cơ hội để cải thiện các kỹ năng giải quyết các xung đột, kiềm chế cảm xúc bản thân và quản lý xung đột với hiệu suất cao hơn.

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Thành Công Sớm: Liệu Có Phải Là Con Dao Hai Lưỡi?
  2. Làm Thế Nào Khiến Nội Dung Của Bạn “Siêu Thu Hút” Người Đọc?
  3. Trước Khi Ra Sản Phẩm, Bạn Cần Lấy Phản Hồi Của Khách Hàng Như Thế Nào?
  4. Xử Sự Như Thế Nào Với Đồng Nghiệp Sau Khi Bạn La Hét Họ?
  5. Biết Khát Vọng Về Tiền Và Học Hỏi Chính Đáng, 2 Bí Quyết Vừa Làm Hài Lòng Sếp Vừa Giúp Thăng Tiến Cực Nhanh
  6. 3 “Công Thức Sáng Tạo”Của Steve Jobs
  7. Bàn Làm Việc Của Bạn Bừa Bộn Hay Ngăn Năp? Và Những Tiết Lộ Siêu Bất Ngờ Về Bạn
  8. Người Bình Thường Nghĩ Cách Vượt Qua Thời Gian; Người Tài Năng Nghĩ Cách Sử Dụng Thời Gian; Người Thành Công Nghĩ Cách Tận Dụng Thời Gian
  9. Bạn Muốn Ngăn Sự Lo Lắng: Bạn hãy Nhớ “3 Cụm Từ” Này
  10. 4 Điều Cần Nhớ Khi Bạn Khi Làm Việc Với Những Người Ghét Thay Đổi

Tìm công việc mơ ước