Xử Sự Như Thế Nào Với Đồng Nghiệp Sau Khi Bạn La Hét Họ?

Nếu bạn nói chuyện cau có với đồng nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn biết giải quyết vấn đề trên.

Giá trị của bạn không thể để mọi người đánh giá thấp được. Nhưng đôi khi, bạn quá tập trung vào nhiệm vụ đến nỗi nó khiến bạn la hét đồng nghiệp của mình. Và thay vì truyền cảm hứng cho tất cả mọi người để cả nhóm đạt được mục đích cuối cùng thì bạn lại khiến quá trình đó trở nên tồi tệ và đình trệ hơn.

Tất nhiên bạn cần khắc phục tình hình trên. Nhưng một lời xin lỗi nửa vời có lẽ sẽ không làm mọi người nguôi giận khi bạn đã có lối ứng xử như thế. Thay vào đó bạn nên áp dụng thử 3 bước cần thiết này để cải thiện lại mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp của mình.

1. Dành thời gian để nguôi giận

Bạn nên dành một ít thời gian để bạn nguôi giận. Sau khi bạn đã la hét đồng nghiệp của mình, tốt nhất là bạn nên bỏ hết mọi giận dữ của mình trước khi tiếp cận lại với họ.

Dành một chút thời gian để viết một lá thư cho đồng nghiệp của bạn (nhưng hãy chắc chắn rằng bạn viết nó ở một nơi kín đáo). Khi bạn viết mọi thứ ra, bạn có thể sẽ nhận ra rằng có lẽ bạn đã phản ứng thái quá.

Với sự rõ ràng này, những bước tiếp theo trong việc giải quyết mâu thuẫn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Chấp nhận những sai lầm của mình

Mặc dù bạn không biết rằng mình đúng nhiều hơn hay không nhưng điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ lại cách hành xử của mình như thế nào khiến mọi việc trở nên tồi tệ. Sau tất cả, nếu đồng nghiệp của bạn vẫn không chấp nhận để mọi việc trở nên bớt căng thẳng hơn thì cả hai cần hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề đó.

Vì vậy, trước khi bạn nói chuyện lại với người đó, bạn hãy ghi lại hai hoặc ba cách mà nó có thể làm cho tình hình trở nên tốt hơn. Chắc chắn rằng sẽ không vui vẻ gì khi thừa nhận sai lầm của mình, đặc biệt là khi bạn giận dữ như thế chỉ với một mục tiêu duy nhất là đưa dự án hoạt động tốt nhất có thể. Việc bạn nói lời xin lỗi với mọi người cho thấy rằng bạn có tiềm năng lãnh đạo thực sự. Nếu bạn thực sự là một người không giỏi nó lời xin lỗi, bạn hãy áp dụng một số mẫu xin lỗi có sẵn thử xem như thế nào.

Tôi tin chắc rằng bạn sẽ rất ngạc nhiên về mức độ hiệu quả của một cuộc trò chuyện khi bạn là người đầu tiên nói lời xin lỗi.

3. Hãy để đồng đội của bạn nói cho bạn biết họ cảm thấy thế nào và lắng nghe họ

Bạn đừng nên nói quá nhiều sau khi bạn cho đồng nghiệp của mình biết cảm giác của bạn như thế nào khi bạn làm họ thất vọng. Ngay cả lời xin lỗi chân thành nhất cũng có thể thất bại nếu bạn chi phối cuộc trò chuyện. Nó có thể khiến người khác cảm thấy như thể bạn đang cố gắng kết thúc cuộc họp với những ý kiến của riêng bạn, mà không quan tâm nhiều đến cảm xúc của họ như thế nào.

Mọi người sẽ rất tôn trọng bạn khi bạn nói rằng: “Xin lỗi vì những điều mà tôi đã làm với bạn.” Nhưng lời xin lỗi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn biết lắng nghe người khác nói về cảm giác của họ khi bạn nói ra những những lời cay nghiệt đó.

Có thể cả hai không thể trở thành bạn thân nhưng cả hai có thể hiểu rõ nhau hơn từ những việc bạn đã cố gắng sửa sai khi bạn nói chuyện một cách cau có và giận dữ với họ.

Nếu bạn không biết xin lỗi và xỏa bỏ bầu không khí căng thẳng đó, đồng nghiệp của bạn có thể sẽ không quên được khoảnh khắc giận dữ đó của bạn. Nếu làm được điều này, bạn có thể sẽ học được nhiều điều về bản thân và có được những kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý các tình huống khó khăn khi làm việc với mọi người.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Inc.
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Biết Khát Vọng Về Tiền Và Học Hỏi Chính Đáng, 2 Bí Quyết Vừa Làm Hài Lòng Sếp Vừa Giúp Thăng Tiến Cực Nhanh
  2. 3 “Công Thức Sáng Tạo”Của Steve Jobs
  3. Bàn Làm Việc Của Bạn Bừa Bộn Hay Ngăn Năp? Và Những Tiết Lộ Siêu Bất Ngờ Về Bạn
  4. Người Bình Thường Nghĩ Cách Vượt Qua Thời Gian; Người Tài Năng Nghĩ Cách Sử Dụng Thời Gian; Người Thành Công Nghĩ Cách Tận Dụng Thời Gian
  5. Bạn Muốn Ngăn Sự Lo Lắng: Bạn hãy Nhớ “3 Cụm Từ” Này
  6. 4 Điều Cần Nhớ Khi Bạn Khi Làm Việc Với Những Người Ghét Thay Đổi
  7. Làm Thế Nào Để Làm Chủ Nỗi Sợ Hãi Khi Bạn Thay Đổi Công Việc
  8. Bạn Sẽ Làm Gì Khi Khối Lượng Công Việc Vượt Ngoài Tầm Kiểm Soát?
  9. Trong Thế Giới Này, Chỉ Có Kiến Thức Là Vĩnh Cửu: Đọc Sách Và Học Tập Là Con Đường Ngắn Nhất Cho Bạn Quyền Lựa Chọn Cơ Hội
  10. 17 Sai Lầm Bạn Cần Tránh Khi Khởi Nghiệp

Tìm công việc mơ ước