Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 3) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả

 

Khi bạn quyết định giải quyết trực tiếp xung đột, bạn nên có một cuộc trò chuyện với đối phương ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần dành thời gian để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và tăng cơ hội để bạn và đối phương tiến đến một giải pháp tốt hơn.

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn chuẩn bị cho một cuộc trò chuyện hiệu quả.

Xem xét bối cảnh tổ chức

Có thể bạn thấy rằng xung đột có thể xoay quanh bạn và đối phương, tuy nhiên, thực tế cả hai bạn đều chỉ là một phần trong một bối cảnh rộng lớn hơn — đó là công ty hoặc ngành của bạn. Bạn nên cân nhắc xem công ty hoặc ngành mà bạn đang làm việc ảnh hưởng đến xung đột của bạn như thế nào.

Đầu tiên, hãy xác định văn hóa của công ty hoặc nhóm của bạn. Mọi người trong công ty có xu hướng né tránh xung đột hay không? Nhóm bạn có thể chấp nhận được những cuộc tranh luận nảy lửa hay không? Bạn có mâu thuẫn với nhà cung cấp bên ngoài và bạn không thèm giải quyết mâu thuẫn đó vì bạn đang có một số đối tác khác đang có ý định đầu tư vào doanh nghiệp của bạn? Bạn thấy đó, sự thực là bối cảnh rộng lớn hơn có thể hình thành nên xung đột hiện tại. Liệu bối cảnh đó có làm cho xung đột tồi tệ hơn không?

Theo Hughes, cách đây vài năm Microsoft nổi tiếng là có một nền văn hóa hiếu chiến. “Trong những bài thuyết trình đầu tiên, mọi người sẽ đưa ra những lời bình luận cực kỳ gây gắt về bài thuyết trinhg của bạn. Đây là một nền văn hóa coi trọng xung đột. "Mục đích của những cuộc tranh luận nảy lửa này để tìm ra những ý tưởng tốt nhất", ông nói. Với một nền văn hóa coi trọng sự trực tiếp, bạn cần chuẩn bị cho một cuộc tranh luận sôi nổi và không nhận những lời chỉ trích cá nhân. Ngược lại, có những công ty sự đồng thuận là tiêu chuẩn hàng đầu. Ở những nơi này, bạn nên có cách tiếp cận chậm hơn để giải quyết xung đột,” Hughes nói.

Thứ hai, hãy phản ánh tình hình hiện tại xung quanh tổ chức của bạn. Bạn có khả năng bị sa thải hay không? Ngân sách có bị cắt không? Ngành của bạn đang có xu hướng giảm không? Xung đột của bạn có tăng lên không khi căng thẳng trong công ty tăng cao. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể không thay đổi cách bạn chọn cách tiếp cận xung đột, nhưng bạn nên xem xét chúng khi bạn đã sẵn sàng cho cuộc thảo luận. Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem liệu có người nào đó trong công ty bạn có thể giúp đưa ra giải pháp cho cả hai hay không. Có đồng nghiệp nào cần tham gia vào các cuộc thảo luận không? Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của sếp hay bộ phận nhân sự?

Đón xem phần tiếp theo từ Findjobs.vn nhé!

 

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Người Hướng Nội Nên Chuẩn Bị Gì Cho Buổi Phỏng Vấn Tuyển Dụng?
  2. Hướng Nội, Hướng Ngoại, Vừa Hướng Nội Vừa Hướng Ngoại,… Công Việc Nào Phù Hợp Với Bạn? (Phần 1)
  3. Làm Thế Nào Để Thay Đổi Công Việc Trong Độ Tuổi Trung Niên?
  4. 5 Cách Đơn Giản Để Tối Đa Hóa Việc Tìm Việc Của Bạn
  5. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 2
  6. Bạn Có Đang Sở Hữu Tư Duy Chủ Động Để Thành Công?
  7. Phải Làm Gì Khi Sếp Không Thông Cảm Với Trách Nhiệm Gia Đình Của Bạn? – Phần 1
  8. Chuẩn Bị Cho Cuộc Trò Chuyện (Phần 2) - Yếu Tố Quyết Định Giải Quyết Xung Đột Hiệu Quả
  9. 3 Lời Khuyên Ứng Xử Giúp Nghỉ Việc Xong Vẫn Làm Bạn Với Sếp Cũ
  10. 3 Cách Để Phát Hiện “Người Sếp Tồi” Trong Buổi Phỏng Vấn

Tìm công việc mơ ước