Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 3) – Không Giải Quyết Xung Đột

Khi xung đột xảy ra, mọi người cứ nghĩ rằng cách duy nhất quản lý những bất đồng trong công việc là cứ giải quyết nó ngay đi. Có thể nói giải quyết trực tiếp có thể là cách hiệu quả nhất nhưng nó không phải là duy nhất. Với 4 cách giải quyết xung đột: không giải quyết xung đột, giải quyết một cách gián tiếp, giải quyết một cách trực tiếp, thoát ra khỏi mối quan hệ đó. Theo chân Findjobs xem ngay phần 3 - "Không giải quyết xung đột" nhé!

Không giải quyết xung đột

Khi bạn chọn không làm gì, bạn sẽ không nói bất cứ điều gì với đồng nghiệp của mình, bạn để bình luận lại hoặc đơn giản bạn chỉ cần bỏ đi và tiếp tục như thể chưa có chuyện gì xảy ra.

Thay vì hành động theo cảm xúc về sự bất đồng, bạn lại phớt lờ chúng. Đây không phải là trốn tránh trách nhiệm mà đó là một sự lựa chọn dễ dàng và ít nỗ lực để quản lý xung đột. “Hầu hết mọi người có xu hướng hướng tới sự trung thành” Brian Uzzi nói - giáo sư lãnh đạo. “Bạn có thể dễ dàng hạ thấp sự mong đợi của mình hơn là giải quyết các vấn đề thực sự.”

Chúng ta làm điều này thường xuyên mà không nhận ra nó. “Chúng ta đã chịu đựng rất nhiều điều kinh khủng mỗi ngày. Chúng ta lúc nào cũng chấp nhận xung đột mặc dù chúng ta không thích. Thực sự chúng ta không có ý định làm vậy” Jeanne Brett nói. Đối với nhiều loại xung đột, không giải quyết xung đột chính là cách tiếp cận tốt nhất. Nó có thể là một bước đi thông minh, đặc biệt nếu rủi ro giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích khi xung đột được giải quyết.

“Nếu đồng nghiệp của bạn bị mắc kẹt và chưa bao giờ có thiện chí muốn thừa nhận, bạn sẽ đạt được gì khi thúc đẩy cô ấy một lần nữa? Nếu dự án đã bị đình chỉ vào tuần trước, bạn chỉ cần tìm hiểu về nó, có thể cách tốt hơn là bạn nên quên nó đi và tiếp tục công việc của mình” Brett nói.

Rủi ro trong việc lựa chọn cách giải quyết này có thể cách giải quyết của bạn nó không bám vào vấn đề. Vấn đề có thể không biến mất, cảm xúc của bạn về vấn đề vẫn còn đó bởi vì bạn cãi nhau với đồng nghiệp của mình về một vấn đề không liên quan. Hoặc hành vi đồng nghiệp của bạn có thể tiếp tục trở nên tồi tệ hơn vì anh ta không nhận thức được vấn đề.

Khi nào không nên giải quyết xung đột?

  •  Bạn không có công sức hoặc thời gian để chuẩn bị cho một cuộc trò chuyện
  •  Bạn nghi ngờ người khác không muốn có cuộc trò chuyện mang tính xây dựng
  •  Bạn có ít hoặc không có sức mạnh, đặc biệt là trong xung đột với những người ở trên bạn
  •  Bạn không đổ lỗi cho chính bản thân mlọiình về những việc đó

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp giải quyết gián tiếp

  • Giữ mối quan hệ ổn định, giả sử bạn để cả hai cùng đi lên
  • Sẽ không hiệu quả nếu như bạn không thể đặt cuộc xung đột phía sau bạn và bạn có nguy cơ bùng nổ sau đó hoặc có hành vi gây hấn thụ động đối với đồng nghiệp của bạn
  • Có thể khiến công việc của bạn bị ảnh hưởng nếu cảm xúc của bạn không được tốt
  • Nó có thể tiếp tay cho hành vi xấu của đồng nghiệp bạn vì họ chưa bị chỉ trích, trừng phạt và họ có thể thực hiện hành vi xấu xa đó 1 lần nữa

 

Đón xem các phương pháp giải quyết xung đột ở các phần tiếp theo bạn nhé!

Bạn có thể xem lại bài viết "Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 2) – Giải Quyết Trực Tiếp" tại đây.

 

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Tìm việc làm giữa mùa dịch không khó như "mò kim đáy bể": Lùi 1 bước là tiến 2 bước, biết chấp nhận thời thế để đại cục được dài lâu
  2. Làm Thế Nào Để Tránh Hội Chứng Đối Tượng Tỏa Sáng Và Giữ Sự Tập Trung?
  3. Bí Quyết Thiết Lập Tiến Độ Làm Việc Cho 1 Công Việc Mới
  4. Làm Thế Nào Để Chuyển Từ Công Việc Văn Phòng “Chán Òm” Sang Xây Dựng Sự Nghiệp Riêng Của Bạn?
  5. Làm Thế Nào Thu Hút Khán Giả Trong 7 Giây Đầu Tiên Phát Biểu
  6. Chuyên Gia Stanford "Mách" Cách Xin Nghỉ Việc Thông Minh Nhất
  7. Tại Sao Sức Thuyết Phục Lại Quan Trọng Hơn Một Ý Tưởng Tuyệt Vời?
  8. Muốn Bán Hàng Thành Công Sau Đại Dịch, Hãy “Thả Lỏng” Tâm Trí Của Bạn
  9. Đuối Sức, Quá Tải Nơi Công Sở Và Trên Đường Lập Nghiệp, Phải Làm Sao?
  10. Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 2) – Giải Quyết Trực Tiếp

Tìm công việc mơ ước