Tại Sao Sức Thuyết Phục Lại Quan Trọng Hơn Một Ý Tưởng Tuyệt Vời?

Theo ông Tyler Odean là người quản lý sản phẩm đầu tiên tại Google, sau đó là Reddit và Pinterest “Thật sự không có quá nhiều ý tưởng mới trên thế giới. Thay vào đó, họ có năng khiếu thuyết phục nhiều người theo dõi họ.”

Theo ông Odean: “Khi chúng ta nhìn vào những người thành công, họ vạch ra cho chúng ta một kế hoạch tự tin, nhất quán và mạch lạc khiến chúng ta cảm thấy an toàn.”

Nhà tâm lý học Daniel Kahnemancho rằng bộ não có hai hệ thống để trải nghiệm thông tin: Hệ thống 1 nhanh, tự động và chủ yếu là vô thức. Hệ thống 2 chậm và có chủ ý, và đòi hỏi tư duy phân tích sâu hơn, sâu sắc hơn.

Khi nhắc đến việc xây dựng thông điệp để nói, thông điệp đúng logic chưa đủ. Thông điệp ấy phải hấp dẫn cả hệ thống 2 và hệ thống 1.

“Chúng ta tin tưởng họ không phải vì tầm nhìn của họ hoàn hảo, mà bởi vì họ kiểm soát được nó. Họ giao tiếp rõ ràng mà không cho chúng tôi tất cả các câu trả lời. Cái mà hầu hết mọi người nghĩ về tầm nhìn nó thực sự là sự thuyết phục”

Để trở thành một doanh nhân thành công không chỉ đòi hỏi bạn thuyết phục mọi người mua sản phẩm hoặc đầu tư vào công ty của bạn. Mà còn phải tạo ra một mạng lưới kết nối sâu sắc, đó là những người ủng hộ nhiệt tình về ý tưởng và sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Dưới đây 4 mẹo hữu ích cho bạn để tăng sức thuyết phục cho lời nói của mình.

Tạo dựng uy tín

Sự hấp dẫn cảm xúc, lập luận logic, tính cách tốt là một trong ba nhân tố chính của lời nói thuyết phục. Điều này có nghĩa là dù cuộc nói chuyện có lập luận logic và hợp lý đến đâu thì vẫn không khiến người khác thu hút nếu họ không có niềm tin vào người đang diễn thuyết.

Một thành phần khác không thể thiếu của việc tạo dựng uy tín là sự trung thực. Một lời nói dối có thể khiến uy tín của bạn bị hủy hoại vĩnh viễn.

Như Warren Buffett đã nói: Bạn phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút để hủy hoại nó.

Thực sự lắng nghe

Khi nói đến việc có sức thuyết phục, điều quan trọng là cho mọi người thấy rằng bạn có thể cung cấp một giải pháp thực sự cho một vấn đề.

Để làm điều đó một cách hiệu quả, bạn phải lắng nghe khán giả của mình để thực sự hiểu những gì họ cần và làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ.

Hầu hết chúng ta đều đánh giá quá cao khả năng lắng nghe của mình. Nhưng đó là một kỹ năng quan trọng để trau dồi nếu chúng ta muốn có sức thuyết phục.

Khi nói chuyện với ai đó, bạn hãy thực sự quan tâm cuộc đối thoại ấy. Nhìn vào mắt họ và sử dụng tên của họ trong suốt cuộc trò chuyện. Đừng ngắt lời. Điều này thể hiện bạn coi trọng họ và ý kiến của họ.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn muốn thuyết phục ai đó, tốt hơn hết là chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời dựa trên quan điểm của họ. Theo thời gian, bạn có thể xây dựng được lòng tin từ việc lắng nghe.

Khiến lời nói bạn trở nên hiệu quả

Khi đưa ra quan điểm về cách nói chuyện thuyết phục, Aristotle nói rằng một cuộc tranh luận nên được diễn đạt đơn giản và càng ít từ càng tốt.

Để làm được điều này, bạn nên bỏ hết những từ không liên quan. Bởi vì, theo Odean, nếu thông điệp bạn đưa ra quá dày đặc, hệ thống 2 sẽ được gọi để phân tích và hệ thống 1 thậm chí sẽ không có cơ hội thực hiện.

Theo Aristotle, điều đầu tiên bạn nói là quan trọng nhất, vì đa số mọi người chỉ tập trung vào những lúc đầu. Bạn hãy nói một cách mạnh mẽ vào những phút đầu của cuộc trò chuyện vì đó là lúc mọi người tập trung nhất.

Kể một câu chuyện

Để lôi cuốn được hệ thống 1, không có gì hiệu quả hơn là kể một câu chuyện. Mọi người sẽ chú ý hơn khi nghe một câu chuyện thay vì một lời nói bình thường. Đặc biệt là khi nó áp dụng trực tiếp vào lợi ích của họ.

Theo một phân tích năm 2014 về 500 cuộc nói chuyện TED phổ biến nhất mọi thời đại, những câu chuyện chiếm trung bình 65% cuộc nói chuyện của những người diễn thuyết.

Làm thế nào để bạn kể chuyện đầy sức thuyết phục? Điều quan trọng nhất là bạn tạo ra sự kết nối giữa bạn và những gì khán giả nghĩ, những gì họ đã tin và những gì bạn muốn họ tin.

Đối với việc chọn một câu chuyện, một nguyên tắc nhỏ cho bạn là những nội dung thuộc về nhân nhất là những nội dung đáng tin cậy nhất.

Như người quản lý TED Chris Anderson đã nói: “Những câu chuyện có thể tạo ra kết nối tốt nhất là những câu chuyện về cá nhân bạn hoặc về những người gần gũi với bạn. Những câu chuyện về sự thất bại, vụng về, bất hạnh, nguy hiểm hay thảm họa, được kể một cách chân thực, thúc đẩy sự gắn kết sâu sắc.”

Hãy tự tin

Để người khác tin vào bạn, bạn phải tin vào chính mình.

Nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật. Liệu bạn có tin vào một người nói chuyện luôn tỏ ra lo lắng hoặc bạn sẽ tin vào những người nói chuyện đầy sự uy quyền?

Khi bạn nói, mọi người bắt đầu đưa ra quyết định dựa trên cách mà bạn nói. Để tự tin, hãy lên kịch bản trước những gì bạn nói, nói một cách bình tĩnh, câu chữ rõ ràng, thẳng thắn. Bạn cố gắng tránh các tính từ phụ như: như, thích, và, bạn biết.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Entrepreneur
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Muốn Bán Hàng Thành Công Sau Đại Dịch, Hãy “Thả Lỏng” Tâm Trí Của Bạn
  2. Đuối Sức, Quá Tải Nơi Công Sở Và Trên Đường Lập Nghiệp, Phải Làm Sao?
  3. Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 2) – Giải Quyết Trực Tiếp
  4. 11 Điều Cần Làm Để Cải Thiện Trí Tuệ Cảm Xúc Của Bạn
  5. Bạn Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Mình Đang Bị Trả Lương Thấp?
  6. Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 1) – Giải Quyết Gián Tiếp
  7. 12 Mẹo Nhỏ “Đánh Bay” Căng Thẳng Trong Chuyến Công Tác Của Bạn
  8. Dành Cho Startup: Từ Chiến Lược Cạnh Tranh Giá Đến Chiến Thuật Định Giá
  9. Nếu Ngày Mai Bỗng Nhiên Thất Nghiệp, Bạn Sẽ Làm Gì?
  10. Hãy Tập Quên Đi 6 Cụm Từ Này Nếu Bạn Muốn Trở Thành Người Thành Công

Tìm công việc mơ ước