Làm Thế Nào Để Yêu Công Việc?

Như bạn biết cảm giác của tình yêu, nơi những con chim đang hót, những bông hoa đang nở rộ và bạn cảm thấy tất cả đều màu hồng. Đó là một cảm giác chúng ta tìm kiếm trong cuộc sống cũng như trong công việc. Nghe có vẻ hơi kỳ, nhưng nếu bạn thực sự có thể yêu công việc của mình hay thậm chí là thích nó hơn một chút thì sao?

 

 

Dĩ nhiên là bạn có thể và một nghiên cứu đã cho thấy điều đó. Và đây là lý do tại sao

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tình yêu , là cảm giác được biết đến đầy đủ, và tất nhiên nó áp dụng cho nơi làm việc. Cảm giác được biết đến trong công việc là kinh nghiệm của những đồng nghiệp, những người hiểu được sự bình dị và tình cảm dành cho nhau. Đó là nhóm dự án nơi chúng tôi có thể đóng góp vì mọi người đánh giá cao điểm mạnh của của nhau. Đó là người lãnh đạo cho chúng tôi cơ hội thăng tiến bởi vì anh ấy thấy tiềm năng của chúng tôi.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể toàn tâm toàn ý với công việc ?

Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Rice cho chúng ta biết những người thể hiện các tố chất của bản thân tại nơi làm việc đã nói rằng hạn phúc, năng suất, cam kết và sự hài lòng cao hơn ít lo lắng hơn. Nghe có vẻ như một liều thuốc chữa bệnh. Nhưng đề nghị của tôi không phải tạo nên sai lầm của việc chia sẻ quá nhiều. Quá nhiều thông tin, đặc biệt là trong công việc.

Giống như trong cuộc sống nó là một sự cân bằng. Dưới đây là một vài lời khuyến nghị:

Nghe và đặt câu hỏi cho người khác

Lắng nghe người khác, đặt câu hỏi và thực sự quan tâm đến đồng nghiệp của bạn. Điều này bắt đầu một con đường tích cực hướng tới sự cởi mở hơn nói chung. Bạn càng quan tâm đến người khác, họ sẽ càng chia sẻ với bạn và mở ra cánh cửa cho một mối quan hệ gần gũi hơn.

Chia sẻ về bản thân

Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng để được biết đến, nói sẽ hữu ích khi bạn chia sẻ thông tin về bản thân và những gì đặc trưng về bạn. Điều này không phải là một cái dì đó dữ dội hoặc chia sẻ tất cả mọi thứ cùng một lúc. Bạn có thể chia sẻ các khía cạnh của bản thân tại nhiều thời điểm khác nhau. Khi bạn chia sẻ, những người khác cũng sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn và bạn có thể bắt đầu một vòng chia sẻ tích cực nơi bạn đang xây dựng mối quan hệ với những người khác. Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về bản thân đích thực của mình.

Đề nghị phản hồi

Khung tâm lý nhận thức của  Johari Window cho thấy rằng ngoài việc chia sẻ cởi mở dẫn đến kết nối nhiều hơn với đồng nghiệp, chúng ta cũng có thể giảm điểm mù bằng cách yêu cầu phản hồi. Điểm mù là những đặc điểm về bản thân mà chỉ những người khác mới nhìn thấy nhưng chúng ta không biết rằng thói quen gây phiền nhiễu đó khiến nhóm của chúng ta phát điên hoặc xu hướng lo lắng, khiến khán giả mất tập trung khi chúng ta thuyết trình. Chúng ta càng cởi mở lắng nghe các phản hồi, chúng ta càng có thể hiểu rõ bản thân hơn và quản lý các hành vi của mình

Chấp nhận người khác và bản thân mình

Chấp nhận người khác và tất cả sự không hoàn hảo hoặc lập dị của họ để xây dựng mối quan hệ và kết nối với họ. Nó cũng tạo điều kiện để bạn ngày càng được người khác chấp nhận.

Trong câu chuyện tình yêu nổi tiếng, The Bridges of Madison County , nhân vật chính để lại một cuốn nhật ký cho phép những đứa con trưởng thành của cô biết sâu sắc hơn về cô trong đó có một số bí mật đáng ngạc nhiên. Mặc dù bạn chắc chắn sẽ không muốn đồng nghiệp đọc nhật ký của mình, nhưng được biết đến nó là một phần cơ bản của tình yêu.

Rốt cuộc, yêu công việc của bạn là kết nối trực tiếp công việc với cảm giác như bạn hoàn toàn có thể là chính mình ở nơi làm việc. Để biết người khác và biết chính mình có thể tạo nên sự hạnh phúc và sự hoàn thành lớn hơn trong công việc của bạn. 

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Forbes
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 5 Dấu Hiệu Bạn Tuyệt Đối Không Nên Chấp Nhận Lời Mời Làm Việc
  2. 5 Câu Hỏi Giúp Xác Định Mục Tiêu Cuộc Đời
  3. 5 Dấu Hiệu Công Việc Đang Ảnh Hưởng Tới Thị Lực Của Bạn
  4. Những Kiểu Người Sếp Cực Kỳ Trọng Dụng: Chuyện Thăng Chức, Tăng Lương Không Chút Khó Khăn
  5. Mang Cún Đi Làm, Tại Sao Không?
  6. Dùng Lời Nói Chinh Phục Thế Gian, Nhớ Lấy Quy Tắc "4 Không 2 Có" Để Trở Thành Người Có Tầm Ảnh Hưởng
  7. Cuộc Sống Không Thất Bại Là Cuộc Sống Sai Lầm
  8. 5 Con Đường Để Sự Nghiệp Thành Công
  9. 5 Năm Nhảy Việc 4 Lần Nhưng Tôi Không Hối Hận Vì Gặt Hái Được Những Lợi Ích To Lớn
  10. 5 Cách Kiếm Tiền Nhanh Và Bền Vững Của Người Nhật: Trăm Năm Sau Vẫn Không Thay Đổi!

Tìm công việc mơ ước