Sau 526 Lần Xin Việc Bị Từ Chối, Tôi Đã Vượt Qua. Bạn Cũng Có Thể!

Bạn hãy nhớ rằng bạn không phải chỉ cần một công việc để trả tiền thuê nhà. Bạn phải suy nghĩ xa hơn thế. Bạn cần suy nghĩ ngay việc bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình.

Trong những bữa cơm tối tại nhà, mẹ tôi dạy cho tôi  lời khuyên về sự nghiệp của mình khi tôi cảm thấy tuyệt vọng nhất trong hành trình tìm việc của mình. Và những lời khuyên đó đã thay đổi mọi thứ đối với tôi.

Đầu năm 2013, tôi đã tốt nghiệp đại học hàng đầu ở Úc với bằng cấp sau đại học về quản lý kinh doanh và quản lý kỹ thuật, cùng với bằng kỹ sư cơ khí từ Singapore. Tôi đã ở hoàn toàn tự tin về bản thân mình sẵn sàng khởi động sự nghiệp.

Tôi đã có được một công việc vị trí hỗ trợ bán hàng và kĩ thuật. Mặc dù tôi rất đam mê và nhiệt huyết trong công việc nhưng dù gì đi nữa tôi cũng mới ra trường, thiếu kỹ năng và sự tự tin để hoàn thành các mục tiêu phát triển sự nghiệp của mình. Trong 3 tháng, tôi đã bị sa thải - trưởng nhóm đã gọi cho tôi vào một buổi sáng và thông báo với tôi rằng tôi không cần phải đi làm nữa. Tôi lại trở lại chuỗi ngày thất nghiệp và tìm việc.

Tôi đã làm mọi thứ như những người tìm việc khác làm. Tôi lướt máy tính và tìm kiếm cơ hội, và hy vọng có một công việc tốt.

Ngày biến thành tuần, và tuần biến thành tháng. tôi tuyệt vọng. Tôi đã phải ứng tuyển vào nhiều vị trí mà tôi thưc sự không thích chúng như tư vấn quản lý, tiếp thị, kỹ thuật, quản lý dự án, quản trị, tài xế giao báo,… và chỉ hy vọng rằng “tôi có việc làm”.

Chẳng mấy chốc, gần một năm đã trôi qua, tôi vẫn chưa có việc làm. Những thứ tôi nhận được trong thời gian qua là những cuộc phỏng vấn điện thoại và gặp mặt thất bại, những từ chối email từ nhà tuyển dụng. Tôi đã tuyệt vọng, nản lòng và thất vọng với bản thân mình. Vào một bữa cơm tối, tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ nhận bất kỳ công việc gì để trả các hóa đơn của mình.

Và rồi mẹ cho tôi lời khuyên, ba câu đó đã thay đổi mọi thứ.

Tôi nhớ một câu nói nổi tiếng của Albert Einstein: “Sự điên rồ là làm một việc giống nhau, lặp đi lặp lại, nhưng mong chờ những kết quả khác nhau.” Với câu nói này, tôi biết rằng nếu tôi muốn mọi thứ thay đổi, tôi cần phải thay đổi trước.

Không ngần ngại, tôi cùng bạn tôi bắt đầu thu thập và tổng hợp lời khuyên nghề nghiệp từ các chuyên gia trong ngành. Chúng tôi biết rằng có những người cũng trong hoàn cảnh tương tự, vậy tại sao tôi lại không làm điều gì đó để giúp đỡ người khác?

Chỉ trong sáu tháng, chúng tôi đã tiếp cận hơn 3.000 sinh viên đại học trên toàn quốc và tiến hành các hội thảo nghề nghiệp cho một vài trường đại học có uy tín. Từ những công việc này, tôi phát hiện ra niềm đam mê của mình trong việc nói, đào tạo và gửi các đơn đăng kí phù hợp cho công việc trong lĩnh vực này. Trong vòng hai tuần, tôi đã có một vài cuộc phỏng vấn và nhận được vai trò là một huấn luyện viên kinh doanh và quản lý.

Nhìn lại quá khứ, tôi đã gửi 526 hồ sơ trong suốt 561 ngày qua. Dưới đây là 5 lời chia sẻ từ những kinh nghiệm của tôi.

1. Chịu trách nhiệm tình trạng của bạn

Nếu bạn muốn mọi thứ thay đổi, trước tiên bạn cần thay đổi. Bạn phải chịu trách nhiệm về tình hình của bạn. Giống như cựu lính Hải quân SEAL Jocko Willink được đề cập trong cuốn sách Extreme Ownership của mình, tất cả là việc bạn có thể làm tốt hơn ở đâu, không bào chữa hay phủ nhận vấn đề, không đổ lỗi cho ai về hoàn cảnh của bạn.

2. Đừng xem thất bại là chuyện cá nhân

Cho dù đó là cuộc sống hay sự nghiệp của bạn, bất cứ khi nào bạn bắt tay vào một thứ gì đó có giá trị hoặc có ý nghĩa, bạn sẽ phạm sai lầm và gặp thất bại. Điều quan trọng ở đây là đừng coi thất bại là chuyện cá nhân mà bạn hãy học hỏi và khôi phục tinh thần từ những lần thất bại.

Thay vì nghĩ rằng hàng tá lời từ chối của nhà tuyển dụng như một sự phản ánh về bất tài, tôi đã chọn xem đây là cơ hội học tập để tôi có thể phát triển các kỹ năng của mình hơn nữa và hoàn thiện chiến lược tìm kiếm việc làm của mình.

3. Thoát khỏi vùng an toàn

Thành công đòi hỏi bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn hãy thử nhứng việc bạn chưa từng làm như nói chuyện với người lạ, bước lên bục thuyết trình trước công chúng, dậy sớm đến phòng tập,...Tôi tin chắc rằng bất cứ giấc mơ nào bạn đang theo đuổi đều nằm ngoài vùng an toàn. Chúng tôi chỉ cần bước ra khỏi nó

Thoát ra vùng an toàn có thoải mái và thuận tiện không? Chắc chắn là không. Nhưng nó có cần thiết để cải thiện tình hình của tôi không? Chắc chắn là có rồi.

4. Đúng người

Cho dù bạn đang thành công hay vượt qua nghịch cảnh, hãy xem xét những người trong công ty của bạn vì môi trường xã hội có thể ảnh hưởng sâu sắc đến bạn. Nếu bạn muốn thành công như một doanh nhân, hãy dành nhiều thời gian hơn với những doanh nhân thành công. Nếu bạn muốn hiệu quả hơn trên thị trường, hãy tìm kiếm những người khôn ngoan và có thể làm mọi việc hiệu quả nhanh chóng trong lĩnh vực của bạn.

5. Làm bất cứ điều gì thực sự cần thiết

Tác giả bán chạy nhất của New York Times và diễn giả quốc tế Grant Cardone đã nói trong một bài phát biểu rằng khi ông đang xây dựng năm công ty của mình, ông phải mời làm việc những người mà ông không muốn ở cùng và làm những việc ông không thích. Không phải bạn cứ làm những gì bạn yêu thích, mà là làm bất cứ điều gì cần thiết để biến ước mơ của bạn thành hiện thực.

Điều quan trọng là phải đam mê những gì bạn đang làm, nhưng sẽ có lúc bạn cần phải tiếp tục làm việc với những điều bất tiện và khiến bạn không thoải mái. Điều trước mắt là bạn nên làm những gì bạn cảm thấy thích và thuận tiện, nhưng sau đó bạn phải làm bất cứ điều gì cần thiết cho giấc mơ của bạn.

Phiên dịch bởi: Findjobs.vn

Nguồn: Entrepreneur
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 5 Câu Mở Đầu Cover Letter Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng
  2. Tìm Việc Mùa Đại Dịch: Tưởng Không Dễ Mà Dễ Không Tưởng
  3. Làm Thế Nào Để Giải Quyết Xung Đột Chốn Công Sở? (Phần 3) – Không Giải Quyết Xung Đột
  4. Tìm việc làm giữa mùa dịch không khó như "mò kim đáy bể": Lùi 1 bước là tiến 2 bước, biết chấp nhận thời thế để đại cục được dài lâu
  5. Làm Thế Nào Để Tránh Hội Chứng Đối Tượng Tỏa Sáng Và Giữ Sự Tập Trung?
  6. Bí Quyết Thiết Lập Tiến Độ Làm Việc Cho 1 Công Việc Mới
  7. Làm Thế Nào Để Chuyển Từ Công Việc Văn Phòng “Chán Òm” Sang Xây Dựng Sự Nghiệp Riêng Của Bạn?
  8. Làm Thế Nào Thu Hút Khán Giả Trong 7 Giây Đầu Tiên Phát Biểu
  9. Chuyên Gia Stanford "Mách" Cách Xin Nghỉ Việc Thông Minh Nhất
  10. Tại Sao Sức Thuyết Phục Lại Quan Trọng Hơn Một Ý Tưởng Tuyệt Vời?

Tìm công việc mơ ước