5 bài học cho sinh viên mới ra trường

Không như lúc tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, việc chuyển tiếp giữa trường học đến thế giới đi làm là một sự thay đổi không dễ dàng. Hãy nhớ lấy 5 bài học sau khi rời ghế nhà trường.

 

Đôi khi bạn chỉ cần một công việc, việc gì cũng được

Trong một thế giới hoàn hảo thì chúng ta đều có được chính xác công việc mà chúng ta muốn trong công ty mà chúng ta hằng mơ ước. Nhưng thực tế thì không như vậy. Bạn phải nỗ lực để đến được nơi bạn muốn. Đôi khi điều đó có nghĩa là bạn phải nhận một công việc không hào nhoáng, không phải phải vị trí bạn muốn hay đơn giản là một ngõ cụt vậy. Nhưng mọi thứ xảy ra đều là một bài học cho bạn, nên hãy nhìn nhận nó như một cơ hội học hỏi. Hãy nhớ rằng một công việc không kéo dài mãi mãi và hãy nỗ lực cho công việc mà bạn thực sự muốn.

Hiểu rằng không phải mọi thứ đều sẽ theo ý của bạn

Bạn có thể tốn nhiều giờ tìm kiếm, đi phỏng vấn và cuối cùng thì vẫn không có được công việc bạn muốn. Chuyện đó bình thường thôi và cũng không nghiêm trọng như tận thế. Hãy cởi mở hơn với những cơ hội mới đang đến với bạn, kể cả khi nó không nằm trong kế hoạch của bạn. Nhiều cơ hội tốt có thể đến từ những nơi bạn không ngờ tới. Bạn không bao giờ biết được công việc đó có phù hợp với bạn hay không cho đến khi bạn khám phá tất cả những khả năng.

Đừng chọn việc theo mấy lời khoác lác về quyền lợi

Làm việc cho công ty có tên tuổi đương nhiên là hấp dẫn rồi, đặc biệt là cho công việc đầu tiên nữa. Nhưng bạn cần rõ ràng trong lý do bạn muốn làm việc cho công ty đó. Nếu chỉ vì tên tuổi của họ và những quyền lợi khoác lác hay vì bạn bè của bạn đều đang làm việc cho công ty lớn, thì mấy lý do đó thực sự tệ hại. Một công việc có ý nghĩa to lớn hơn cái tên chức danh hay tên công ty nhiều. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ dành ra 40 tiếng hoặc hơn thế mỗi tuần nên ít ra bạn nên cảm thấy một sự gắn kết cho công việc đó.

Không ngừng học hỏi

Việc học tập không ngừng lại khi bạn rời ghế nhà trường. Khi ra trường, bạn được tự do chọn lựa chính xác thứ bạn muốn học và cách bạn muốn học nó. Bạn có thể học những kĩ năng về công nghệ, kĩ năng về sáng tạo hay thậm chí là những lĩnh vực hoàn toàn nằm ngoài vùng an toàn của bạn. Học tập không chỉ cho sự phát triển nghề nghiệp mà còn cho sự phát triển chính bản thân bạn

Có rất nhiều cách để tiếp tục học tập, từ các khóa học trực tuyến cho đến tham gia các đội nhóm. Một số công ty cấp một khoản trợ cấp cho việc học tập và phát triển của nhân viên. Nếu công ty bạn không có chính sách này thì cũng đáng để hỏi họ cấp cho bạn. Và hãy tận dụng những nhóm nguồn lực nhân sự vì họ thường tổ chức các workshop hoặc hội thảo.

Doanh nghiệp không giống như trường đại học

Trường học là một môi trường dễ đoán. Mọi thứ đều xoay quanh việc học và qua môn. Thế giới doanh nghiệp thì khó đoán hơn thế nhiều. Không có khái niệm tín chỉ, học phần, cơ hội cộng điểm khi làm thêm bài hay đường cong phân loại nhân viên. Bạn chỉ có một chỉ dẫn mơ hồ và tự bản thân bạn phải tìm ra cách đi từ điểm này đến điểm khác, hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Thường thì có nhiều sự tự do và tự quyết hơn khi đi làm so với đi học. Nhưng hãy sử dụng sự tự do này một cách thông minh. Nó không có nghĩa bạn không cần làm nhiều để xong việc. Nó có nghĩa là bạn có thể sử dụng sự sáng tạo và thử nghiệm vào những cách thức mà bạn không có cơ hội thử trong môi trường học tập hạn chế.

Dịch bởi Findjobs

Nguồn: Forbes

  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. 10 mẹo để có một ngày làm việc đầy năng lượng.
  2. Sức mạnh của chiếc bắt tay
  3. 5 điều bạn đừng bao giờ hi sinh cho công việc
  4. 5 Cách Để Không Bao Giờ Hết Chuyện Để Nói
  5. 4 điều nhà tuyển dụng ghét nhìn thấy trong CV
  6. Bạn là người “thiếu muối” thì bắt buộc phải xem
  7. 5 cơ hội nghề nghiệp online có thể bạn chưa biết
  8. 5 Mẹo nhỏ trong giao tiếp để ai cũng yêu quý.
  9. 4 kỹ năng “sống còn” ai cũng cần có để thành công trong công việc
  10. 5 con đường khác nhau để có một sự nghiệp thành công

Tìm công việc mơ ước