Nếu có 7 yếu tố này trong kế hoạch đầu tư của mình, bạn đang đi đúng hướng đấy!

Trừ khi bạn đã từng sở hữu một doanh nghiệp với rất nhiều thành công trong hồ sơ của mình, bạn cần lên một kế hoạch kinh doanh cụ thể để thuyết phục nhà đầu tư rằng bạn có thể thực sự phát triển mô hình kinh doanh của mình.

Đừng tin vào trường hợp của Thung lũng Silicon rằng tất cả những gì bạn phải làm là vẽ lên ý tưởng một cách sơ bộ và nhà đầu tư sẽ xếp hàng để đưa tiền cho bạn.

Dựa trên kinh nghiệm của những “nhà đầu tư thiên thần” và người chỉ dẫn cho nhiều nhà khởi nghiệp, không có một kế hoạch kinh doanh là con đường ngắn nhất để khẳng định với nhà đầu tư rằng bạn chỉ là một kẻ mơ mộng hay chính xác hơn là một người làm việc theo sở thích.

Một kế hoạch nên bắt đầu với một bản mô tả xúc tích bao gồm tất cả những gì cần thiết. Chi tiết có thể được thêm vào sau đó.

Bây giờ, hãy nói về những vấn đề cần đề cập. Mở đầu bằng cách thu hút nhà đầu với một lời khẳng định hay một câu hỏi làm dấy lên sự tò mò của họ, sau đó hãy đề cập đến những yếu tố sau:

 

1.Chỉ ra vấn đề của khách hàng, theo đó là giải pháp của bạn

Sử dụng những con số cụ thể để giới hạn giá trị và tổn thất mang lại. Ví dụ, “Tôi vừa được cấp bằng sáng chế một công nghệ điện thoại mới, có khả năng tăng tuổi thọ pin gấp đôi chỉ với một nửa chi phí. Sẽ không còn sự khó chịu khi điện thoại bất ngờ tắt nguồn giữa cuộc gọi”. Đây chính là “elevator pitch” của bạn, là chính xác những gì bạn phải truyền đạt trong 30 giây.

 

2. Phân khúc tiềm năng và môi trường cạnh tranh

Phạm vi thị trường cho giải pháp của bạn nên được hạn định bằng những phương pháp phi kỹ thuật, với dữ liệu lấy từ những chuyên gia trong ngành hơn là ý kiến chủ quan của bạn.

Liệt kê những đối thủ tiềm năng, nhấn mạnh những điểm mạnh có khả năng cạnh tranh của mình như bằng sáng chế hay nhãn hiệu.

 

3. Cung cấp thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh và dòng tiền

Mỗi doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp phi lợi nhuận, cần một mô hình kinh doanh để tồn tại. Dẫu là hàng hóa hay dịch vụ miễn phí sẽ thu hút khách hàng hơn để làm marketing, nhưng bạn vẫn cần các nguồn tiền để tồn tại.

Miễn phí là một từ “cấm kỵ” đối với nhà đầu tư vì rất khó để hoàn vốn từ những khoản miễn phí này.

 

4. Nhấn mạnh tại sao đội ngũ của bạn là tốt nhất cho việc này

Đảm bảo rằng bạn nêu tên những nhân viên và chuyên gia nòng cốt của mình và bao gồm thêm những kinh nghiệm khởi nghiệp hay khả năng lãnh đạo trước đó trong những lĩnh vực kinh doanh liên quan.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm đến con người hơn là sản phẩm.

 

5. Marketing, sales và trải nghiệm khách hàng

Hầu hết tất cả mọi người đều biết đây là những yếu tố cần thiết cho một doanh nghiệp thực sự. Tuy nhiên, có vô số những lời kêu gọi vốn mà chẳng hề đề cập đến một kế hoạch hay chi phí cụ thể cho những hoạt động này. Mà không đề cập tới thường có nghĩa là không có kế hoạch và không có khả năng cạnh tranh.

 

6. Nguồn tiền, chi phí và mức đầu tư cần thiết.

Nếu bạn chưa sẵn sàng để đặt mục tiêu cho bản thân, đừng hi vọng nhà đầu tư sẽ chi tiền. Những cột mốc quan trọng trong suốt quá trình nên được liệt kê rõ ràng.

Khi quyết định mức gọi vốn, hãy cẩn trọng trong việc định giá mô hình startup của mình vì hầu hết các nhà đầu tư hi vọng một lượng cổ phần hợp lí với những gì họ bỏ ra.

 

7. Liệt kê những khoản hoàn vốn tiềm năng và quá trình trả lại.

Cách tốt nhất để làm điều này là nhấn mạnh sự hoàn vốn cho nhà đầu tư gần đây, thông qua lối công khai hoặc mua lại. Các nhà đầu tư thiên thần thì mong muốn sự tăng trưởng nhanh của công ty, có thể tăng thu nhập gấp đôi hàng năm.

Nguồn: Inc.

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

 

  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Chiến lược kinh doanh khôn khéo
  2. 5 bài học cho sinh viên mới ra trường
  3. 10 mẹo để có một ngày làm việc đầy năng lượng.
  4. Sức mạnh của chiếc bắt tay
  5. 5 điều bạn đừng bao giờ hi sinh cho công việc
  6. 5 Cách Để Không Bao Giờ Hết Chuyện Để Nói
  7. 4 điều nhà tuyển dụng ghét nhìn thấy trong CV
  8. Bạn là người “thiếu muối” thì bắt buộc phải xem
  9. 5 cơ hội nghề nghiệp online có thể bạn chưa biết
  10. 5 Mẹo nhỏ trong giao tiếp để ai cũng yêu quý.

Tìm công việc mơ ước