5 Bước Đánh Giá Xung Đột Hiệu Quả Chốn Công Sở - Bước 5: Lựa Chọn Cách Giải Quyết Xung Đột

Khi bạn phải đối mặt với một tình huống cụ thể, có 5 điều bạn cần phải làm để đánh giá tình huống trước khi thực hiện hành động. Thứ nhất, bạn phải hiểu được đối phương. Thứ 2, xem xét cách tiếp cận xung đột. Thứ 3, xác định loại xung đột mà bạn phải đối mặt. Thứ 4, xác định mục tiêu của bạn. Cuối cùng, bạn phải quyết định xem mình sẽ chọn 1 trong 4 tùy chọn để giải quyết xung đột: Giải quyết trực tiếp, giải quyết gián tiếp, không giải quyết xung đột, thoát khỏi mối quan hệ. Tuy việc phân tích này sẽ đánh mất một chút thời gian của bạn nhưng nó sẽ đem lại hiệu quả không ngờ đấy. Cùng Findjobs tìm hiểu ngay bước cuối cùng nhé – Lựa Chọn Cách Giải Quyết Xung Đột!

Lựa chọn cách giải quyết xung đột

Đã đến lúc bạn quyết định xem mình cần phải làm gì. Cân nhắc đến mục tiêu của bạn, xu hướng tự nhiên và phong cách giao tiếp của người khác, lựa chọn nào trong bốn lựa chọn xử lý xung đột là tốt nhất để xử lý tình huống cụ thể mà bạn đang gặp phải.

Không có công thức kỳ diệu nào có thể cho bạn biết nên áp dụng cách tiếp cận nào. Sự lựa chọn cách giải quyết xung đột phụ thuộc vào tất cả các yếu tố (chẳng hạn như định mức văn phòng hoặc lượng thời gian bạn phải chịu áp lực). Hãy suy nghĩ về mỗi lựa chọn và đánh giá ưu và nhược điểm cho tình huống cụ thể của bạn. Nếu bạn không làm gì, bạn sẽ lờ đi xung đột? Nếu bạn trực tiếp đối đầu, liệu đối phương của bạn có cùng bạn giải quyết xung đột mang tính chất xây dựng không? Không ai có thể trả lời đúng câu hỏi này. Chỉ có cái phù hợp với bạn và hoàn cảnh của bạn.

Lưu ý đến xu hướng tự nhiên của bạn

Xung đột có thể kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khỏi xung đột trong bạn. Một là bạn phản ứng tức thì với xung đột— “Chúng ta cần giải quyết vấn đề này ngay lập tức”, hai là bỏ chạy khỏi xung đột - “Tôi sắp tìm một công việc mới”. Những người tránh xung đột thường hướng về hai lựa chọn đầu tiên (không giải quyết xung đột hoặc giải quyết xung đột một cách gián tiếp), trong khi những người tìm kiếm xung đột lại thích hai lựa chọn sau (giải quyết trực tiếp hoặc thoát khỏi môi quan hệ). Hãy ghi nhớ những điểm này khi bạn chọn tùy chọn của mình. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang làm những gì tốt nhất cho tình huống của mình không — rất có thể sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu — hoặc bạn có đang chọn cách tiếp cận phù hợp nhất với mình hay không.

Hãy thư giãn trước khi quyết định đưa ra sự lựa chọn

Theo Brett, bạn nên thư giãn trước khi chọn cách tiếp cận. Câu hỏi đầu tiên bạn nên hỏi bản thân: “Hiện tại tôi có đang quá xúc động hay không? ”. Nếu thật sự bạn đang  quá xúc động,  để tránh cho những sai lầm đáng tiếc xảy ra, bạn hãy quay trở lại bàn làm việc và hít thở thật sâu.

Bạn có thể dùng nhiều cách để làm dịu cảm xúc của mình. Chẳng hạn như ra ngoài đi dạo, ngủ một giấc hoặc bất cứ một cách nào đó để làm dịu đi cảm xúc của bạn. Sau đó, bạn đã có thể đưa ra một quyết định sáng suốt, chứ không phải là một quyết định hấp tấp do cảm xúc.

Khi một hoặc cả hai bên không thể kiềm chế cảm xúc của mình trong vụ xung đột, họ thường tức giận hoặc khó chịu. Đó là điều tất nhiên, Tuy nhiên, bạn đừng để nó cản trở và làm xấu đi hiệu quả đàm phán của bạn.

 

Bạn có thểm xem lại bước 1 - Hiểu rõ đối phương - Tại đây

Bạn có thểm xem lại bước 2 - Xác Định Cách Tiếp Cận Xung Đột - Tại đây

Bạn có thểm xem lại bước 3 - Xác Định Kiểu Xung Đột - Tại đây

Bạn có thểm xem lại bước 4 - Xác Định Mục Tiêu - Tại đây

 

Hãy chờ xem các phần tiếp theo từ Findjobs nhé!

 

Nguồn: Findjobs.vn
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Tìm Việc Mùa Dịch - Lời Khuyên Từ Một Triệu Phú Tự Thân
  2. Deal Lương - Bí Kiếp Giúp Bạn Deal Đâu Được Đấy
  3. Làm Thế Nào Để “Sốc Lại Tinh Thần” Khi Bạn Muốn Bỏ Cuộc Trong Hành Trình Tìm Việc
  4. 5 Bước Đánh Giá Xung Đột Hiệu Quả Chốn Công Sở - Bước 4: Xác Định Mục Tiêu
  5. Làm Thế Nào Xin Nghỉ Phép Khi Bạn Vừa Mới Bắt Đầu Công Việc Mới?
  6. Cách Làm Giàu Khôn Ngoan Nhất Là Học Theo Người Giàu: 6 Cuốn Sách Kinh Điển Về Tư Duy Của Những 'Cao Thủ' Tài Chính
  7. 7 Khó Khăn Ai Cũng Mắc Phải Khi Làm Việc Tại Nhà Và Cách Giải Quyết Chúng
  8. 5 Cách Để Vẫn Có Thời Gian Cho Nghề Tay Trái Của Bạn
  9. Đi Qua Tuổi 30, Điều Đáng Sợ Nhất Không Phải "Thời Gian", Mà Là Thời Gian Qua Đi Nhưng Bạn Chẳng Đọng Lại Gì
  10. Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Giúp Bạn Tìm Việc Hiệu Quả Như Thế Nào?

Tìm công việc mơ ước